image banner
Hội chứng Apallic dùng thuốc và điều trị như thế nào?
Lượt xem: 22
Hội chứng Apallic là trạng thái bị tổn thương não nghiêm trọng và chỉ nhận thức được một phần môi trường xung quanh, cần được điều trị cấp cứu, toàn diện, dưới sự giám sát và chăm sóc liên tục tại bệnh viện...
Nguyên nhân mắc Hội chứng Apallic do đâu?
Hội chứng Apallic xảy ra khi các thành phần của vỏ não mất kết nối với thân não. Tình trạng này gặp ở khoảng 2-15% bệnh nhân bị hôn mê kéo dài do chấn thương và khoảng 11% bệnh nhân hôn mê không bị chấn thương. Hôn mê càng kéo dài, càng tăng nguy cơ mắc phải Hội chứng này.
Anh-tin-bai
Hội chứng Apallic là tình trạng cấp cứu, điều trị toàn diện, dưới sự giám sát và chăm sóc liên tục tại bệnh viện...
Theo đó, các nguyên nhân dẫn đến Hội chứng Apallic là do:
Tổn thương não do chấn thương, các can thiệp phẫu thuật, nhiễm trùng như viêm màng não.
Đột quỵ hoặc thiếu máu cục bộ.
Cơ thể bị nhiễm độc nghiêm trọng.
Thiếu oxy não...
Các dấu hiệu của Hội chứng Apallic:
Có thể mở mắt khi bị kích thích, tuy nhiên không nhìn được các đồ vật xung quanh.
Không phản ứng với tên gọi, tiếng nói, đụng chạm...
Không nói, không biểu lộ cảm xúc.
Không có cử động hay phản xạ.
Có phản ứng với cơn đau, nhưng thường là phản ứng quá mức, được thể hiện qua sự co thắt cơ, co giật hoặc những chuyển động không phối hợp.
Có phản xạ nuốt.
Mức độ nặng của Hội chứng Apallic tùy thuộc vào:
Mức độ tổn thương não.
Sự hỗ trợ y tế kịp thời.
Thời gian hôn mê.
Tổng trạng của người bệnh.
Hội chứng Apallic có thể dẫn đến các biến chứng: Co giật, nhiễm trùng, huyết khối tĩnh mạch, tử vong hoặc tàn tật nếu người bệnh bị tổn thương não nghiêm trọng.
2. Các biện pháp điều trị Hội chứng Apallic
Hội chứng Apallic là một tình trạng cấp cứu, càng sớm càng tốt. Điều trị đòi hỏi một chiến lược toàn diện và liên tục, tập trung vào việc duy trì các chức năng cơ bản của cơ thể và hỗ trợ phục hồi chức năng thần kinh. Bác sĩ sẽ ổn định chức năng hô hấp, tim mạch và thực hiện các biện pháp cần thiết để hỗ trợ.
2.1 Điều trị nội khoa:
Sử dụng các loại thuốc để kiểm soát triệu chứng nguy hiểm gồm:
- Sử dụng máy thở và các thiết bị hỗ trợ khác để duy trì hô hấp và tuần hoàn, ổn định chức năng hô hấp và tim mạch.
- Dùng các thuốc chống co giật, thuốc giảm đau và thuốc hỗ trợ tuần hoàn não. Theo đó, các thuốc có thể được chỉ định trong điều trị Hội chứng Apallic gồm:
Thuốc nootropic (nootropil, piracetam, pantogam);
Acid amin (prephizone, cerebrolysin);
Vitamin nhóm B;
Thuốc cải thiện tuần hoàn não (trental, cavinton).
- Duy trì dinh dưỡng cho bệnh nhân qua đường truyền tĩnh mạch hoặc qua sonde dạ dày kết hợp với những loại thuốc điều trị triệu chứng cho bệnh nhân.
2.2 Điều trị ngoại khoa:
Tùy tình trạng chấn thương vùng đầu sọ não mà người bệnh gặp phải như tụ máu não, chấn thương đầu cổ... Các bác sĩ sẽ chỉ định phẫu thuật để loại bỏ nguyên nhân gây nên hôn mê cho bệnh nhân. Các can thiệp phẫu thuật phải được thực hiện bởi các chuyên gia về ngoại khoa thần kinh. Phẫu thuật để giảm áp lực nội sọ và loại bỏ các khối máu tụ. Các trường hợp khác không cần điều trị bằng phẫu thuật.
Sau khi phẫu thuật cũng phải dùng các loại thuốc điều trị phối hợp:
Vật lý trị liệu: Phương pháp này phù hợp với các giai đoạn phục hồi của người bệnh, phòng ngừa teo não hay thoái hóa não.
Anh-tin-bai
Các bài luyện tập giúp duy trì và cải thiện chức năng cơ bắp, ngăn ngừa teo cơ và cứng khớp.
Có thể áp dụng các phương pháp vật lý trị liệu cho bệnh nhân như:
- Liệu pháp vận động: Hướng dẫn bệnh nhân luyện tập các động tác vận động thụ động cũng như chủ động giúp duy trì và cải thiện chức năng cơ bắp, ngăn ngừa teo cơ và cứng khớp.
- Sử dụng phương pháp ánh sáng trị liệu, hóa trị liệu cho từng cơ quan tổn thương của bệnh nhân.
- Liệu pháp kích thích thần kinh: Sử dụng các phương pháp như điện kích thích để thúc đẩy sự phục hồi của các chức năng thần kinh.
Chế độ dinh dưỡng: Tăng cường cho bệnh nhân ăn một số thực phẩm có thể có lợi ở giai đoạn phục hồi và bắt đầu có tiếp xúc gồm:
- Trái cây họ berries: Quả việt quất, quả nam việt quất, quả mâm xôi... Kết hợp các loại quả này với mật ong để giúp cải thiện chức năng của gan và hệ tiết niệu.
- Táo: Chứa nhiều vitamin, pectin và các nguyên tố vi lượng giúp hỗ trợ điều trị thiếu máu và đẩy nhanh việc loại bỏ các chất độc hại và giúp tái tạo mô.

 
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14