image banner
Không chủ quan lơ là bệnh dại
Lượt xem: 74

Theo thông tin từ Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Đô Lương cho biết, ngày 20/3/2025 trên địa bàn xã Hiến Sơn xuất hiện một con chó có biểu hiện nghi dại không rõ chủ nuôi và từ địa phương nào chạy đến, chạy rông trên đường và tấn công 1 cháu bé đang chơi ngoài đường. Sau đó con chó này đã được người dân khống chế và đánh chết. UBND xã Hiến Sơn, Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện phối hợp với Chi cục Thú y tỉnh đã tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm gửi Trung tâm Chẩn đoán Thú y Trung ương xét nghiệm. Đến ngày 25/3/2025 đã có kết quả xét nghiệm về mẫu bệnh phẩm dương tính với vi-rút dại.  

Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây từ động vật sang người, chủ yếu qua các vết cắn do động vật mang virus dại. Nếu không điều trị, dự phòng kịp thời thì nguy cơ tử vong rất cao. 

Bệnh dại có 2 thể bệnh: Thể bệnh hung dữ và thể bệnh liệt. Thể bệnh hung dữ là bệnh nhân đau đớn vì nó tổn thương cả hệ thần kinh trung ương, có thể có sốt và có biểu hiện sợ nước, sợ gió, sợ ánh sáng; khi có các yếu tố như ánh sáng mạnh, tiếng động, khi cho bệnh nhân uống nước, họ sẽ lên cơn co giật rất là khủng khiếp, rất là đau đớn, những triệu chứng này thường kéo dài 3-10 ngày và cuối cùng sẽ dẫn đến tử vong. Thể bệnh liệt là người bệnh sẽ liệt lan dần từ chân đến liệt cơ tròn làm rối loạn tiểu tiện, đại tiện. Sau đó, lan lên liệt tay đến khi liệt cơ hô hấp thì bệnh nhân sẽ tử vong.

Trong 3 tháng đầu năm 2025 tổng số ca nghi dại đến tiêm tại các cơ sở y tế trên địa bàn toàn tỉnh là 2748 ca , có 2 ca tử vong tại 2 huyện Nghĩa Đàn và Kỳ Sơn, các ca tử vong đều không tiêm vắc xin phòng dại. Trên địa bàn huyện Đô Lương số ca phơi nhiễm đến tiêm phòng tại Trung tâm Y tế  gần 200 ca, đa số các trường hợp đến tiêm phòng là do chó cắn

Anh-tin-bai

Tiêm phòng vắc xin dại là biện pháp tốt nhất phòng bệnh

          Trường hợp ông Nguyễn Văn T. (ngụ tại xã Ngọc Sơn ) là ví dụ điển hình, mới đây khi cả nhà đang ngồi ăn cơm thì bị một con chó từ ngoài lao vào cắn và bỏ đi , Vì lo lắng nên ông đã đưa cả gia đình gồm 6 người đến Trung tâm y tế để tiêm phòng dại Ông T nói “Lúc còn nhỏ  tôi có chứng kiến người bác bị chó lên cơn dại cắn. Dù đã chữa bằng các phương pháp dân gian nhưng không qua khỏi. Vì vậy, khi bị chó cắn tôi cũng rất hoang mang và  lo lắng, nên phải đi tiêm cho yên tâm”.

Anh-tin-bai

Cán bộ y tế tư vấn cho bệnh nhân

Trường hợp của chị Nguyễn Thị L là một chủ cơ sở chăm sóc Thú cưng trên địa bàn huyện Đô Lương, chị đã chủ động cùng nhân viên tiêm dự phòng trước phơi nhiễm tại Trung tâm y tế vì công việc hằng ngày phải tiếp xúc  chăm sóc cắt tỉa lông cho chó mèo nguy cơ lây nhiễm bệnh cao Vì vậy chị đã chọn tiêm phòng để bảo vệ mình .

Bên cạnh những người dân lo lắng về bệnh dại thì vẫn còn nhiều người có thái độ lơ là trong công tác phòng chống bệnh dại. Từ thực tế thói quen nuôi chó của người dân cho thấy, việc khống chế và kiểm soát vi rút dại gặp nhiều khó khăn do hầu hết chó nuôi hoàn toàn thả rông, không có rọ mõm, không có chuồng nuôi nhốt chó. Thêm vào đó, nhiều người vẫn chủ quan, dù bị động vật cắn nhưng không đi tiêm phòng bệnh dại với suy nghĩ là chó nhà nuôi đã được tiêm phòng thì sẽ an toàn, chỉ cần theo dõi tình trạng của chó để kiểm soát tình hình, tiêm vắc xin dại sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe, trí nhớ người bệnh.Điều này hoàn toàn sai lầm bởi các dòng vắc xin phòng dại đã được Tổ chức Y tế thế giới (WHO) kiểm chứng rất an toàn, được Bộ Y tế cho lưu hành toàn quốc. Do vậy, khi bị chó, mèo cào cắn thì cần đến ngay cơ sở y tế để được hướng dẫn, tiêm vắc xin phòng dại và hoàn toàn yên tâm với chất lượng thuốc.

Theo Ông Phan Thanh Đồng Giám đốc Trung tâm y tế “ nếu không may bị chó mèo hoặc động vật hoang dã cắn người dân phải thực hiện như sau: Rửa vết thương ngay dưới vòi nước sạch bằng xà phòng đậm đặc, nếu không có xà phòng thì có thể dùng nước rửa chén bát..., rửa dưới vòi nước chảy 15 phút là tốt nhất để nhanh chóng loại trừ virus khỏi vết cắn và đây cũng làm giảm nguy cơ mắc bệnh hoặc kéo dài thời gian ủ bệnh. Không nặn máu từ vết thương, không bôi, đắp bất cứ dung dịch, lá thuốc theo quan niệm dân gian tránh nhiễm trùng vết thương và khiến virus xâm nhập sâu hơn . Không nên khâu kín vết thương nếu không thật sự cần thiết. Cần lưu ý nếu là vết thương lớn, ở vùng đầu, mặt, cổ, đầu chi... tức là gần thần kinh trung ương, thời gian ủ bệnh rất ngắn thì cần đồng thời tiêm vắc-xin phòng dại và tiêm thêm huyết thanh kháng dại.”

 Hiện chưa có thuốc và phương pháp điều trị bệnh Dại nên khi người mắc bệnh dại sẽ tử vong 100%.  Chỉ có biện pháp tiêm phòng vắc xin phòng Dại mới phòng được bệnh Dại.  Đến các cơ sở y tế để được tư vấn và tiêm phòng vác xin kháng dại càng sớm càng tốt ngay sau khi bị súc vật cắn, tuyệt đối không dùng thuốc nam, không tự chữa, không nhờ thầy Lang chữa bệnh dại.Đối với vật nuôi tại các gia đình bằng cách tiêm vắc xin phòng dại đầy đủ và tiêm nhắc lại hằng năm theo khuyến cáo cho vật nuôi. Đồng thời chủ nuôi vật nuôi phải xích, nhốt; khi ra đường phải mang rọ mõm; không đùa nghịch, chọc phá chó, mèo. Qua đó góp phần nâng cao ý thức phòng tránh cũng như ý thức nuôi nhốt chó, mèo cho người dân.  

Nguyễn Thị Xuân- TTYT Đô Lương 

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14