image banner
Lựa chọn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
Lượt xem: 254
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khiến người bệnh ho, khó thở, mệt mỏi kéo dài. Do đó, cần được điều trị sớm và kịp thời nhằm giúp người bệnh cải thiện chất lượng cuộc sống, đồng thời tránh những biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.

1. Mối nguy khi mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính do luồng khí bị tắc nghẽn ở phổi. Nguyên nhân gây bệnh là do tiếp xúc lâu dài với các chất khí hoặc chất kích thích, thường là từ khói thuốc lá. Những người bị COPD có nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư phổi và các tình trạng khác.

COPD là một tình trạng phổ biến chủ yếu ảnh hưởng đến người trung niên hoặc người cao tuổi hút thuốc. Triệu chứng COPD thường là: Khó thở, đặc biệt là trong các hoạt động thể chất, thở khò khè, tức ngực, ho có đờm kéo dài, nhiễm trùng đường hô hấp thường xuyên… 

Các trường hợp nặng có thể có biến chứng do giảm cântràn khí màng phổi, các đợt cấp mất bù thường xuyên, suy tim phải và/hoặc suy hô hấp cấp hoặc mạn tính.

Lựa chọn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính- Ảnh 1.
Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) khiến người bệnh ho, khó thở, mệt mỏi kéo dài.

2. Điều trị thế nào?

Một số loại thuốc điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính phổ biến nhất bao gồm:

2.1. Thuốc giãn phế quản

Các thuốc này làm giãn cơ trơn ở đường hô hấp, giúp đường thở thông thoáng, giúp người bệnh dễ thở hơn. Thuốc này có thể có tác dụng ngắn hoặc tác dụng dài.

- Thuốc giãn phế quản tác động ngắn: Các thuốc giãn phế quản tác động nhanh cho các trường hợp khẩn cấp để cắt cơn kịp thời. Thuốc được sử dụng thông qua một dụng cụ dạng hít hoặc máy phun sương.

Các thuốc bao gồm: Albuterol, levalbuterol, ipratropium (atrovent HFA), albuterol/ipratropium…

Một số tác dụng phụ thường gặp của nhóm thuốc này: Khô miệng, nhức đầu, ho khan… Tuy nhiên, các tác dụng phụ này thường giảm dần rồi hết sau một thời gian.

Ngoài ra, khi sử dụng thuốc giãn phế quản tác động ngắn người bệnh có khả năng bị run, hồi hộp, lo lắng, nhịp tim nhanh. Do đó, với những người có tiền sử bệnh tim, cần thông báo với bác sĩ trước khi được kê đơn sử dụng thuốc giãn phế quản tác động nhanh.

- Thuốc giãn phế quản tác động kéo dài: Nhóm thuốc này có tác dụng chậm, giúp đường thở thông thoáng trong thời gian dài. Vì vậy, không được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp để cắt cơn kịp thời.

Một số thuốc giãn phế quản tác động kéo dài thường dùng: Aclidinium, arformoterol, formoterol,  indacaterol, olodaterol, salmeterol, tiotropium… 

Người bệnh có thể gặp một số tác dụng không mong muốn: Khô miệng, chóng mặt, run, sổ mũi, cổ họng bị kích thích hoặc khó chịu, đau dạ dày…

Trong thời gian dùng thuốc, nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào cũng cần báo với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Nếu cảm thấy khó thở, sưng miệng, lưỡi hay cổ họng, không thể thở được (ngay cả sau khi uống thuốc), môi hoặc móng tay chuyển sang màu xanh, tim đập rất nhanh, có dấu hiệu lú lẫn… cần gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

2.2. Thuốc corticosteroid

Thuốc corticosteroid giúp kháng viêm, giảm các tình trạng sưng, phù nề đường hô hấp, nhờ đó giúp luồng không khí lưu thông dễ dàng hơn.

- Corticosteroid đường uống có thể được dùng trong thời gian ngắn để giảm các triệu chứng nghiêm trọng hơn.

- Corticosteroid dưới dạng ống hít và sử dụng hàng ngày theo chỉ dẫn được sử dụng chung với các loại thuốc điều trị COPD tác động kéo dài.

- Corticosteroid có thể được dùng dưới dạng tiêm hoặc uống trong thời gian ngắn, khi các triệu chứng bệnh COPD trở nên nghiêm trọng hơn.

Một số thuốc corticosteroid thường dùng: Flnomasone (flovent), budesonide (pulmicort), prednisolone.

Các tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, đau họng, thay đổi giọng nói, buồn nôn, các triệu chứng giống như cảm lạnh, tưa miệng, yếu cơ, đau dạ dày và tăng cân.

2.3. Thuốc kết hợp

Có thể sử dụng dạng thuốc phối hợp để điều trị COPD. Thường là kết hợp giữa hai thuốc giãn phế quản tác động kéo dài hoặc phối hợp corticosteroid dạng hít với một thuốc giãn phế quản tác động kéo dài.

- Một số thuốc kết hợp giữa hai loại giãn phế quản tác động kéo dài: Glycopyrrolate/formoterol (bevespi aerosphere), glycopyrrolate/indacaterol (utibron neohaler), tiotropium/olodaterol (stiolto respimat), umeclidinium/vilanterol (anoro ellipta)

- Kết hợp giữa corticosteroid dạng hít và thuốc giãn phế quản tác động kéo dài bao gồm: Budesonide/formoterol (symbicort), fluticasone/salmeterol (advair), fluticasone/vilanterol (breo ellipta).

Lựa chọn điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính- Ảnh 2.
Cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ khi điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.

2.4. Thuốc kháng sinh

Thuốc kháng sinh thường được kê đơn nếu các triệu chứng COPD trở nên nghiêm trọng hơn và ho ra nhiều đờm hoặc đờm có màu khác thường. Một số thuốc thường dùng: Azithromycin, clarithromycin, erythromycin, macrolid, cefotaxim, ciprofloxacin, ofloxacin, quinolon, cefuroxim, amoxicillin…

3. Lưu ý khi điều trị COPD

Để điều trị bệnh COPD hiệu quả, cần lưu ý:

- Chỉ sử dụng thuốc khi đã được bác sĩ chuyên khoa chỉ định.

- Sử dụng thuốc điều trị COPD theo đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.

- Không tự ý tăng/giảm/ngừng liều khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Trong thời gian dùng thuốc, nếu gặp phải bất kỳ tác dụng phụ nào cũng cần báo với bác sĩ để có hướng xử trí kịp thời. Nếu cảm thấy khó thở, sưng miệng, lưỡi hay cổ họng, không thể thở được, ngay cả sau khi uống thuốc, môi hoặc móng tay chuyển sang màu xanh, tim đập rất nhanh, có dấu hiệu lú lẫn hoặc khó tập trung… cần gọi cấp cứu hoặc đến ngay cơ sở y tế gần nhất.

 - Tránh tiếp xúc với các tác nhân gây COPD tiềm ẩn, có thể dẫn đến bùng phát các triệu chứng: Khói (như khói thuốc lá, khói lò sưởi hoặc khói cháy rừng), mùi từ các sản phẩm tẩy rửa, nến thơm hoặc keo xịt tóc, phấn hoa từ cây, cỏ hoặc cỏ dại, nhiệt độ thay đổi đột ngột hoặc độ ẩm cao, ô nhiễm không khí (như từ xe cộ hoặc công nghiệp), nhiễm trùng đường hô hấp hoặc phổi.

Ngoài ra, người bệnh COPD nên thay đổi một số lối sống để giúp cải thiện chất lượng cuộc sống:

- Bỏ thuốc lá.

- Hãy duy trì tập luyện thường xuyên.

- Uống đủ nước (giúp làm loãng chất nhầy).

- Ngủ đủ giấc (có thể giúp giảm mệt mỏi) và kiểm tra các rối loạn giấc ngủ.

- Ăn uống lành mạnh và tránh những thực phẩm làm tăng nặng bệnh COPD.

- Giảm và kiểm soát căng thẳng (căng thẳng có thể gây ra các triệu chứng của COPD).

Thu Hiền( theo báo SK&ĐS)
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14