image banner
Đề phòng rắn cắn mùa mưa lũ
Lượt xem: 356
Sau khi bão kèm theo tình hình thời tiết ngập lụt và mưa lớn, có rất nhiều trường hợp rắn cắn nhập viện.

Rắn cắn phải làm sao?

Hiện nay có nhiều biện pháp sơ cứu khi bị rắn cắn nhưng đa phần đều chưa chính xác hoặc không có tác dụng, thậm chí có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh.

Nhiều loại rắn độc khi cắn có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh một cách nhanh chóng. Một số loại rắn như cạp nia, cạp nong, một số loại rắn hổ mang, rắn biển… Cách sơ cứu tốt nhất là hạn chế vận động của người bệnh. Cố gắng vận chuyển người bệnh bị rắn cắn bằng các phương tiện vận chuyển hoặc khiêng. Người bệnh bị rắn cắn tuyệt đối không được tự ý di chuyển, đi lại. Điều này giúp hạn chế nọc độc từ vùng bị rắn cắn về cơ thể chậm hơn

Đề phòng rắn cắn mùa mưa lũ- Ảnh 1.
Nếu sơ cứu rắn cắn không đúng cách có thể khiến tình trạng người bệnh nặng lên.

Khi gặp người bị rắn cắn, cách sơ cứu tốt nhất là dùng các loại băng ép toàn bộ vùng cánh tay, chân nơi có vết cắn bằng chun giãn. Trong một số trường hợp có thể dùng băng garo tĩnh mạch. Cách này sẽ giúp máu không trở về tim trong một thời gian nhất định, rất ngắn. Không được băng bó phần chân tay quá chặt. Trong quá trình băng bó có thể đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất bằng phương tiện vận chuyển.

Những điều cần lưu ý không nên làm với người bệnh bị rắn cắn vì những việc làm này có thể khiến người bệnh nặng lên:

- Cố trích rạch vết rắn cắn. Với vết cắn của rắn lục, việc trích rạch sẽ khiến chảy máu vô cùng nguy hiểm.

- Không nặn vết rắn cắn.

- Sử dụng các loại thuốc đắp, thuốc y học cổ truyền để chữa rắn cắn. Đây là những phương án không có tác dụng và còn khiến mất thêm thời gian của người bệnh làm tình trạng bệnh nặng lên, ảnh hưởng đến kết quả điều trị. Thậm chí có nhiều trường hợp gây hoại tử hay không cấp cứu kịp thời dẫn đến tử vong.

Đề phòng rắn cắn mùa mưa lũ- Ảnh 2.
Thời điểm mưa, bão kết hợp thời tiết không lạnh, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để rắn và các loại côn trùng ra khỏi nơi trú ẩn.

Phòng tránh rắn cắn mùa mưa lũ

Ở nước ta, trong thoảng thời gian từ tháng 4-11 trời mưa nhiều, là cao điểm với nhiều trường hợp rắn cắn. Đa phần người dân bị rắn cắn khi ra ngoài kiểm tra sân, vườn sau mưa bão lúc này có các bụi cây, bụi cỏ, đống rác… làm hạn chế tầm nhìn. Thời điểm mưa nhiều khiến không khí ẩm ướt cũng là điều kiện để các loại côn trùng trong đó có rắn ra khỏi nơi trú ẩn để kiếm ăn hoặc do môi trường sống bị phá vỡ. 

Dưới đây là những cách để hạn chế bị rắn cắn:

- Không bắt rắn làm thức ăn hay ngâm rượu, không chạm vào rắn kể cả khi rắn chết.

- Không nằm dưới nền nhà, nền đất, nằm ở lều, nằm trên sàn nhà…

- Khi lao động hoặc dọn dẹp, kiểm tra nhà cửa sau mưa bão cần sử dụng các dụng cụ bảo vệ như: đi ủng, đeo găng tay đồng thời quan sát kỹ các bụi cây, đống củi, hang hốc, góc khuất… nơi rắn thường hay trú ngụ. Nên dùng đèn, gậy để "đánh động" xem có rắn hay không.

- Khi gặp rắn không nên cố bắt rắn mà nên đuổi hoặc giết trong trường hợp bất đắc dĩ.
 

Thái Thúy (theo báo SK&ĐS)

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14