image banner
Những tổn thương tiềm ẩn do đi bộ quá nhiều
Lượt xem: 101
Mặc dù đi bộ được coi là bài tập tác động thấp, đơn giản, dễ thực hiện nhất nhưng nhiều khi chúng ta vô tình lạm dụng, đi bộ quá nhiều, không đúng cách có thể gây ra những nguy cơ tiềm ẩn cho sức khỏe...

1. Dấu hiệu cảnh báo đi bộ quá nhiều

- Đau nhức ở chân: Cơ bắp làm việc quá sức với biểu hiện mệt mỏi dai dẳng, nặng nề, đau nhức ở chân, bắp chân hay bàn chân... là dấu hiệu đầu tiên của tình trạng gắng sức khi đi bộ. Tình trạng này còn cho thấy cơ thể không có đủ thời gian phục hồi giữa các lần đi bộ, khiến cơ bắp không được nghỉ ngơi đầy đủ, trở nên kém hiệu quả và dễ bị thương.

- Căng thẳng ở các khớp: Đi bộ trong thời gian dài hoặc đi bộ trên bề mặt không bằng phẳng có thể gây căng thẳng cho các khớp, đặc biệt là đầu gối, hông và mắt cá chân. Cơn đau nhói hoặc dai dẳng thường cần được chú ý ở những vùng này, vì cho thể cho thấy các bộ phận này đang hoạt động quá tải.

- Phồng rộp bàn chân: Mặc dù thỉnh thoảng bị phồng rộp hay chai chân là bình thường đối với người đi bộ, nhưng tình trạng phồng rộp và chai chân thường xuyên hoặc tái phát có thể là dấu hiệu của việc đi bộ quá mức hoặc đi giày không phù hợp. Cơn đau có thể dẫn đến tổn thương da nghiêm trọng, dễ bị nhiễm trùng nếu không được kiểm tra và xử trí thích hợp.

Anh-tin-bai
 Phồng rộp và chai chân là tình trạng thường gặp khi đi bộ quá nhiều.

- Sưng tấy mắt cá chân: Đi bộ trong thời gian dài, đặc biệt là trên bề mặt cứng, có thể gây tích tụ dịch ở bàn chân và mắt cá chân, dẫn đến sưng tấy. Tình trạng này được gọi là phù nề, dấu hiệu cho thấy cơ thể đang phải vật lộn để đối phó với nhu cầu thể chất quá mức.

- Đau lưng dai dẳng: Đi bộ quá nhiều có thể làm căng lưng dưới, đặc biệt nếu đi bộ với tư thế không phù hợp hoặc mang vác vật nặng. Đau lưng dai dẳng có thể báo hiệu rằng thói quen đi bộ của bạn cần được điều chỉnh.

- Đau ống chân: Một chấn thương phổ biến do đi bộ nhiều là tình trạng đau âm ỉ phần ống chân do các cơ, gân và mô xương ở cẳng chân phải chịu tác động lặp đi lặp lại quá mức.

- Sợ hãi khi đi bộ: Đi bộ là một hoạt động thú vị, nhưng nếu bạn thấy mình sợ hãi khi đi bộ hàng ngày, thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy bạn đang tập quá sức.

- Tốc độ đi bộ chậm lại: Nếu tốc độ đi bộ chậm lại hoặc bạn cảm thấy ít năng lượng hơn trong quá trình tập luyện, thì đây là dấu hiệu cho thấy cơ thể chưa phục hồi hoàn toàn sau các buổi tập trước đó. Tập luyện quá sức làm giảm hiệu suất và có thể dẫn đến mệt mỏi lâu dài.

Giấc ngủ bị gián đoạnMặc dù tập thể dục vừa phải giúp ngủ ngon hơn, nhưng đi bộ quá nhiều đôi khi dẫn đến mất ngủ do cơ thể khó chịu hoặc bị kích thích quá mức.

2. Những tổn thương tiềm ẩn do đi bộ quá nhiều

Gãy xương do căng thẳng

Căng thẳng lặp đi lặp lại lên xương do đi bộ quá nhiều có thể dẫn đến các vết nứt nhỏ, thường chỉ là rãnh nứt ở phần vỏ xương được gọi là gãy xương do căng thẳng. Những chấn thương này đặc biệt phổ biến ở bàn chân, cẳng chân và thường phải mất nhiều tuần hoặc nhiều tháng để lành hoàn toàn.

- Hao mòn xương

Bên cạnh đó, tình trạng quá tải các khớp do đi bộ quá nhiều có thể đẩy nhanh quá trình hao mòn, dẫn đến các tình trạng như viêm xương khớp. Nếu không được chăm sóc đúng cách, đau khớp có thể trở thành mạn tính và ảnh hưởng đáng kể đến khả năng vận động.

Đi bộ chủ yếu tác động đến phần thân dưới nên có thể gây mất cân bằng sức mạnh cơ và tư thế xấu, tăng nguy cơ chấn thương do cơ thân trên yếu hoặc bị bỏ bê.

- Viêm cân gan chân

Ngoài ra, việc sử dụng bàn chân quá mức có thể dẫn đến tình trạng viêm cân gan chân, một dải mô dày chạy dọc theo lòng bàn chân. Tình trạng này gây đau gót chân dữ dội và có thể khiến việc đi lại trở nên đau đớn. Căng thẳng liên tục ở gân, đặc biệt là ở gân Achilles hoặc đầu gối, có thể gây viêm gân. Tình trạng này được đặc trưng bởi tình trạng viêm, đau và cứng, khiến các hoạt động hàng ngày trở nên khó chịu.

Anh-tin-bai
Đi bộ quá nhiều dễ dẫn đến viêm cân gan chân.

- Ức chế hệ thống miễn dịch

Tập luyện quá sức, bao gồm cả đi bộ quá nhiều, có thể ức chế hệ thống miễn dịch, khiến bạn dễ mắc bệnh hơn. Điều này thường là kết quả của tình trạng mệt mỏi mạn tính và cơ thể không có khả năng phục hồi đúng cách.

- Gây căng thẳng cho tim

Mặc dù đi bộ có lợi cho sức khỏe tim mạch, nhưng đôi khi việc gắng sức quá mức có thể dẫn đến căng thẳng cho hệ thống tim mạch. Các triệu chứng như đau ngực, chóng mặt hoặc khó thở không nên bị bỏ qua và cần được chăm sóc y tế ngay lập tức.

- Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Việc gắng sức quá mức về mặt thể chất cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần, dẫn đến cảm giác kiệt sức, cáu kỉnh và thiếu động lực. Theo thời gian, sự mệt mỏi về mặt tinh thần có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể và sự nhiệt tình đối với hoạt động thể chất.

Hơn nữa, có một nghịch lý xảy ra là đi bộ quá nhiều không có tác dụng giảm cân mà còn làm giảm sức mạnh tổng thể, khiến việc giảm cân trở nên khó khăn hơn.

3. Mẹo để tránh đi bộ quá sức và giữ gìn sức khỏe

  • Xây dựng thói quen đi bộ phù hợp với thể lực rồi mới tăng dần cường độ.
  • Đi giày vừa vặn để giảm thiểu nguy cơ phồng rộp, chai sạn và căng thẳng khớp.
  • Dành thời gian phục hồi cơ thể
  • Chú ý đến các dấu hiệu mệt mỏi, đau hoặc khó chịu.
  • Giữ tư thế đúng khi đi bộ như cột sống trung tính, giữ vai thư giãn và vung tay tự nhiên.
  • Khởi động và hạ nhiệt bằng các bài tập kéo giãn.
  • Cung cấp đủ nước và dinh dưỡng để giúp phục hồi cơ bắp, duy trì mức năng lượng.
  • Kết hợp tập luyện sức mạnh, đạp xe hoặc bơi lội để ngăn ngừa mất cân bằng cơ và chấn thương do đi bộ quá mức.
  • Sử dụng máy đếm bước chân hoặc máy theo dõi sức khỏe để theo dõi số bước chân, đảm bảo bạn không tập quá sức.
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14