02/10/2024
Tác hại của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên
Lượt xem: 4199
Thuốc lá điện tử đã và đang trở thành trào lưu của giới trẻ và “xâm nhập” vào nhiều trường học, gây ảnh hưởng xấu tới hành vi, lối sống, sức khỏe của học sinh, sinh viên. Thuốc lá điện tử ngày càng phổ biến và đối tượng sử dụng ngày càng trẻ hóa. Thuốc lá điện tử không chỉ gây hại về sức khỏe thể chất mà còn ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên
Thuốc lá điện tử là gây ra tình trạng đau đầu,
lo âu, mất ngủ, rối loạn hoảng sợ, có một vài trường hợp có dấu hiệu loạn thần,
ảo giác và rối loạn tâm thần ở học sinh, sinh viên.
Hầu hết học sinh, sinh
viên khi sử dụng thuốc lá điện tử đều bị ảnh hưởng đến chức năng não và phải điều
trị lâu dài, một số người bị xơ hóa hoặc teo não, hoặc mắc các rối loạn tâm thần.
Những rối loạn cảm xúc
phổ biến ở học sinh, sinh viên sử dụng thuốc lá điện tử bao gồm: trầm cảm, rối
loạn lo âu, rối loạn stress, giảm lòng tự trọng, làm gia tăng các triệu chứng
lo âu và làm giảm khả năng thích nghi với stress, thường xuyên xuất hiện các cảm
xúc tiêu cực, ý nghĩ tự sát, gia tăng các rối loạn hành vi như tăng động - giảm
chú ý; nghiện cờ bạc; các hành vi bốc đồng và xung động; các hành vi phạm pháp…
Đối với lứa tuổi học
sinh, sinh viên, việc sử dụng thuốc lá điện tử còn kéo theo nhiều tác hại khác
như: việc hút thuốc lá điện tử tác động trực tiếp và dài hạn đến não bộ, đặc biệt
vùng vỏ não trước trán - khu vực phát triển mạnh ở thời kỳ học sinh trung học
cơ sở và trung học phổ thông. Các vùng não này xử lý quá trình nhận thức và cảm
xúc, động lực, khả năng lập kế hoạch, sự tập trung chú ý.
Chính vì vậy, các em
thường có biểu hiện giảm chú ý và tập trung, khả năng đưa ra quyết định kém,
thay đổi tính cách và có nhiều hành động thất thường, suy giảm nghiêm trọng khả
năng học tập
Hút thuốc lá điện tử ảnh
hướng rất lớn tới sức khỏe tâm thần của học sinh, sinh viên. Vì vậy, để loại bỏ
thuốc lá điện tử khỏi môi trường học đường rất cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa
gia đình, nhà trường và xã hội. Qua đó, xây dựng một thế hệ học sinh, sinh viên
khỏe mạnh, trở thành nhân tố tương lai góp phần cho sự phát triển của xã hội, đất
nước./.
Phạm Hường