Suy giáp bẩm sinh là tình trạng thiếu hụt hormone tuyến giáp. Bệnh gây ra tình trạng chậm phát triển thể chất, tinh thần và vận động ở trẻ. Nếu không phát hiện và điều trị kịp thời, trẻ bị lùn và đần độn suốt đời, thậm chí trẻ có thể tử vong. Dưới đây là thuốc điều trị suy giáp bẩm sinh.
Suy giáp bẩm sinh là tình trạng tuyến giáp không sản xuất đủ hormone để đáp ứng đủ nhu cầu cần thiết của cơ thể. Nguyên nhân do dị tật bẩm sinh không có tuyến giáp hoặc có nhưng tuyến giáp lạc chỗ, thiểu sản hoặc do dị tật quá trình trao đổi chất tuyến giáp, thiếu iod nên không thể tổng hợp được hormone T4 cần thiết đáp ứng đủ nhu cầu của trẻ. Bệnh có thể xuất hiện ở trẻ ngay sau sinh hoặc đến thời kỳ thiếu niên, tuổi dậy thì.
Hormone giáp đóng vai trò quan trọng đối với chức năng sống và sự phát triển trí tuệ, thể chất ở trẻ em. Suy giáp bẩm sinh lúc mới sinh ra có triệu chứng mơ hồ, rất khó nhận biết. Nếu trẻ được chẩn đoán và điều trị muộn sau 3 tháng, trẻ sẽ chậm phát triển cả về thể chất và trí tuệ so với những trẻ cùng lứa.
Do đó trẻ cần được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Suy giáp bẩm sinh có thể được phát hiện sớm bằng xét nghiệm sàng lọc và điều trị trong vòng 2 tuần sau sinh bằng thuốc nội tiết. Điều trị sớm trẻ sẽ phát triển hoàn toàn bình thường.
Cách điều trị là phải bổ sung hormone tuyến giáp hằng ngày bằng đường uống suốt đời vào mỗi buổi sáng. Thuốc dùng trong điều trị suy giáp bẩm sinh là levothyroxin. Levothyroxin dùng trong điều trị suy giáp do bất kỳ nguyên nhân nào, ở mọi độ tuổi, bao gồm cả phụ nữ đang mang thai.
Thuốc điều trị: Levothyroxin.
Đông y có thể hỗ trợ điều trị suy giáp bẩm sinh, nhưng không thể thay thế hoàn toàn thuốc Tây y
2. Tác dụng của thuốc điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh
Chỉ định
- Thuốc điều trị: Levothyroxin dùng điều trị thay thế trong các trường hợp thiếu hormone giáp trạng ở các bệnh nhân suy tuyến giáp (suy giáp tiên phát hoặc thứ phát, sau phẫu thuật cắt bỏ bướu, hoặc trong các trường hợp điều trị bằng iode đồng vị phóng xạ).
- Ngăn ngừa sự phì đại trở lại của tuyến giáp sau phẫu thuật cắt bỏ bướu giáp (ngăn ngừa bướu giáp tái phát) mặc dù thấy chức năng tuyến giáp là bình thường.
- Điều trị bệnh Goitre nhẹ trong các trường hợp chức năng tuyến giáp bình thường.
- Điều trị hỗ trợ trong các điều trị cường giáp với các thuốc kháng giáp tổng hợp sau khi tình trạng chuyển hóa đã được điều chỉnh về mức bình thường.
- Trong các trường hợp bướu giáp ác tính, nhất là sau phẫu thuật, dùng L-thyroxine để ngăn chặn bướu tái phát và điều trị thay thế trong các trường hợp thiếu hormone tuyến giáp.
Liều dùng
- 0 - 6 tháng : 8-10 µg/kg/ngày.
- 6 - 12 tháng : 6-8 µg/kg/ngày.
- 1 - 5 tuổi : 5-6 µg/kg/ngày.
- 6 – 12 tuổi : 4 -5 µg/kg/ngày.
- Liều trung bình với trẻ < 12 tuổi : 5-8 µg/kg/ngày.
- Liều trung bình với trẻ > 12 tuổi : 2-3 µg/kg/ngày.
- Uống 1 lần vào buổi sáng trước khi ăn 10 phút, không trộn với sữa hoặc thức ăn khác.
Đông y có thể hỗ trợ điều trị suy giáp bẩm sinh, nhưng không thể thay thế hoàn toàn thuốc Tây y.
- Cân bằng âm dương: Đông y xem xét cơ thể như một hệ thống cân bằng âm dương. Các bài thuốc Đông y có thể giúp cân bằng lại âm dương trong cơ thể, hỗ trợ chức năng tuyến giáp hoạt động tốt hơn.
- Tăng cường sức đề kháng: Nhiều bài thuốc Đông y có tác dụng tăng cường sức đề kháng, giúp cơ thể chống lại bệnh tật và hỗ trợ quá trình điều trị. Giảm các triệu chứng đi kèm: Một số bài thuốc Đông y có thể giúp giảm các triệu chứng đi kèm của suy giáp như mệt mỏi, lạnh, táo bón...
- Đông y có thể hỗ trợ điều trị suy giáp bẩm sinh. Để có được phác đồ điều trị phù hợp nhất, bạn nên tham khảo ý kiến của cả bác sĩ Tây y và bác sĩ Đông y.
3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị suy giáp bẩm sinh
- Làm nặng thêm bệnh lý tim có sẵn.
- Dấu hiệu cường giáp: đánh trống ngực, loạn nhịp tim, run tay, hồi hộp, mất ngủ, vã mồ hôi, sụt cân, tiêu chảy; khi xuất hiện các dấu hiệu này phải ngưng điều trị vài ngày rồi bắt đầu lại với liều thấp hơn.
- Có khả năng tăng calci niệu ở trẻ còn bú và trẻ em.
4. Chống chỉ định của thuốc điều trị suy giáp bẩm sinh
* Tuyệt đối
- Người bệnh bị cường giáp không được điều trị bằng thuốc kháng giáp tổng hợp.
- Sau nhồi máu cơ tim, đau thắt ngực hay nhồi máu cơ tim ở bệnh nhân lớn tuổi có bướu giáp, trong những trường hợp viêm cơ tim và những rối loạn chức năng vỏ thượng thận chưa được điều trị.
*Tương đối
-Bệnh nhân bị suy mạch vành, loạn nhịp tim.
5. Lưu ý khi dùng thuốc điều trị suy giáp bẩm sinh
Thận trọng khi phối hợp:
- Thuốc uống chống đông máu: tăng tác dụng chống đông máu và nguy cơ xuất huyết (do làm tăng sự chuyển hóa của các yếu tố của phức hợp prothrombine). Nên kiểm tra thường xuyên hơn nồng độ prothrombine và theo dõi chỉ số INR. Điều chỉnh liều của thuốc uống chống đông máu khi bắt đầu điều trị thiểu năng tuyến giáp hoặc khi có quá liều hormone tuyến giáp.
- Colestyramine: giảm tác động của hormone tuyến giáp (do giảm sự hấp thu qua ruột). Dùng các thuốc này cách xa nhau, tối thiểu 2 giờ nếu có thể.
- Các thuốc gây cảm ứng men: phénytoine, rifampicine và carbamaz é pine: nguy cơ gây thiểu năng tuyến giáp lâm sàng khi có phối hợp do làm tăng sự chuyển hóa của T3 và T4. Theo dõi nồng độ của T3 và T4 trong huyết thanh và nếu cần, điều chỉnh liều của hormone tuyến giáp trong thời gian điều trị phối hợp với thuốc gây cảm ứng men và sau khi ngưng điều trị bằng thuốc này. Liên quan đến thyroxine.
- Muối sắt (đường uống): giảm hấp thu thyroxine và gây hạ thyroxine huyết. Dùng các thuốc này cách xa nhau, tối thiểu 2 giờ nếu có thể.
Lưu ý khi dùng thuốc đông y hỗ trợ điều trị bệnh suy giáp bẩm sinh:
Đông y có thể hỗ trợ điều trị suy giáp bẩm sinh, nhưng không thể thay thế hoàn toàn thuốc Tây y. Tuy nhiên, cần lưu ý:
- Không tự ý dùng thuốc: Việc sử dụng thuốc Đông y cần có sự chỉ định của bác sĩ Đông y có kinh nghiệm.
- Kết hợp với Tây y: Đông y chỉ nên xem là phương pháp hỗ trợ, không thể thay thế thuốc Tây y trong điều trị suy giáp bẩm sinh.
- Theo dõi thường xuyên: Trong quá trình điều trị bằng Đông y, bạn cần theo dõi sức khỏe định kỳ để đánh giá hiệu quả và điều chỉnh liều lượng thuốc nếu cần.
6. Tai biến khi dùng thuốc điều trị suy giáp bẩm sinh
Điều trị suy giáp bằng thuốc là biện pháp phổ biến nhất, chỉ khi không có hiệu quả mới sử dụng đến những liệu pháp khác. Tuy nhiên trong quá trình sử dụng các thuốc điều trị tuyến giáp sẽ có những tác dụng phụ không mong muốn xảy ra, bệnh nhân không nên quá lo lắng mà cần bình tĩnh xử lý.
Đối với các tác dụng phụ do thuốc điều trị tuyến giáp gây ra bệnh nhân nên báo cáo với bác sĩ để nhận được tư vấn và cách giải quyết hợp lý nhất.
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)