=> Thừa cân là tình trạng cân nặng cơ thể quá mức so với cân nặng chuẩn tương ứng với chiều cao.
=> Béo phì là một tình trạng tăng cân không do phát triển cơ bắp mà do tích tụ quá nhiều mỡ trong cơ thể.
* Tại sao trẻ bị thừa cân - béo phì:
- Ăn qúa nhiều năng lượng: ăn nhiều chất ngọt, chất béo, ăn nhiều chất tinh bột (cơm, bánh mỳ, mỳ ăn liền): ăn bánh kẹo, nước ngọt, bim bim, ăn nhiều đồ xào rán, thức ăn chế biến sẵn, hay ăn nhà hàng.
- Có các thói quen ăn uống không tốt: ăn nhanh, không chịu nhai kỹ thức ăn, ăn nhiều, hay ăn vặt, ăn vào buổi tối muộn, không ăn bữa sáng, ăn nhiều vào bữa tối không chịu ăn rau xanh.
- Không chịu vận động, tập thể dục thể thao, thường xuyên xem tivi, đọc truyện, chơi điện tử...
- Ngủ đêm ít, ngủ ngày nhiều.
- Gia đình trẻ có bố mẹ, ông bà bị béo phì.
Ảnh minh họa
*Tác hại của béo phì?
- Rối loạn chuyển hoá : Rối loạn mỡ máu, đái tháo đường, gan thoái hoá mỡ, sỏi mật.
- Tăng huyết áp, thiếu máu cơ tim.
- Cong xương đùi.
- Thoái hóa khớp.
- Khó thở khi gắng sức, ngừng thở khi ngủ.
- Dễ mắc bệnh trầm cảm, tự ti.
- Hoạt động đi lại khó khăn.
- Trở thành người lớn thừa cân - béo phì.
* Những điều nên làm khi trẻ bị thừa cân - béo phì:
- Ăn theo thực đơn tư vấn của BS chuyên khoa dinh dưỡng.
- Ăn thịt nạc, cá, tôm, thịt gia cầm bỏ da, đậu phụ.
- Nếu uống sữa nên uống không đường, trẻ lớn nên uống sữa gầy (sữa bột tách bơ). Không nên uống sữa đặc có đường.
- Chế biến thức ăn: hạn chế các món quay, xào, nên làm các món luộc, hấp.
- Nên ăn đều đặn, không bỏ bữa, không để trẻ quá đói, vì nếu bị quá đói, trẻ ăn nhiều trong các bữa sau làm mỡ tích luỹ nhanh hơn. - Nên ăn nhiều vào bữa sáng để tránh ăn vặt ở trường, giảm ăn về chiều và tối.
- Nên ăn nhiều rau xanh, quả chín ít ngọt
- Giảm bớt gạo thay bằng khoai, ngô là những thức ăn cơ bản giàu chất xơ.
- Nhai kỹ và chậm khi ăn.
PV