Điều trị dự phòng trước
phơi nhiễm với HIV từ xa, nhằm hướng đến sự đơn giản, thuận tiện và phù hợp với
nhu cầu của khách hàng. Dịch vụ Tele PrEP cho phép việc kết nối, tương tác trực
tuyến (có thể thực hiện cuộc gọi video call) giữa cơ sở y tế với khách hàng
trong quá trình cung cấp và nhận dịch vụ điều trị dự phòng trước phơi
nhiễm với
HIV.
Điều kiện để khách hàng được nhận dịch vụ
Tele PrEP
Để thực hiện được dịch vụ này, khách hàng cần có đủ phương tiện và kỹ
năng sử dụng công nghệ thông tin để kết nối và tương tác trực tuyến với nhân
viên y tế trong quá trình nhận dịch vụ Tele PrEP; Khách hàng tự nguyện, đồng
thuận và cam kết sử dụng dịch vụ Tele PrEP theo các quy định và quy trình
chuyên môn do cơ sở cung cấp dịch vụ PrEP thông báo.
Tele là sự di động và PrEP là thuốc dự phòng phơi nhiễm HIV. Chính
vì thế, mô hình dịch vụ Tele PrEP cho phép khách hàng có thể nhận thuốc dự
phòng phơi nhiễm HIV ngay tại nhà, cũng như khám và tư vấn với bác sĩ chỉ qua
những thiết bị di động có kết nối internet. Bận rộn, ngại di chuyển xa đến các
phòng khám, Tele PrEP sẽ giúp bạn đánh tan những trợ ngại đó.
Ảnh minh họa
Đối tượng nào có thể sử dụng được dịch vụ Prep
từ xa?
Tele PrEP sẽ dành cho tất
cả khách hàng tái khám, tức là mình sẽ đến phòng khám lần đầu tiên để mở hồ sơ
đó là điều bắt buộc và những lần khám tiếp theo tất cả đều có thể sử dụng được
dịch vụ Tele PrEP.
Đối với khách hàng đến lần
đầu tiên sẽ được nhân viên tư vấn xét nghiệm và làm các thủ tục để nhận PrEP
sau đó sẽ được giới thiệu về mô hình Tele PrEP, nếu đồng ý và phù hợp thì sử
dụng Tele PrEP.
Các khách hàng lần đầu sử
dụng PrEP cần đến cơ sở y tế sàng lọc đánh giá hành vi nguy cơ cao
nhiễm HIV hoặc khách hàng tự sàng lọc trước khi đến cơ sở y tế
bằng phiếu sàng lọc hoặc sàng lọc trực tuyến và gửi cho cơ sở y
tế. Sau khi sàng lọc đánh giá hành vi nguy cơ, nếu khách hàng đủ
tiêu chuẩn điều trị PrEP, cơ sở y tế thực hiện: Khám, thực hiện
các xét nghiệm có liên quan và kê đơn điều trị PrEP nếu đủ tiêu
chuẩn theo Hướng dẫn điều trị và chăm sóc HIV/AIDS của Bộ Y tế ban
hành tại Quyết định 5968/QĐ-BYT ngày 31/12/2021. Sau đó tạo hồ sơ bệnh
án cho khách hàng điều trị PrEP và thực hiện quản lý, ghi chép hồ
sơ bệnh án theo quy định chuyên môn về khám bệnh, chữa bệnh.
Cơ sở y tế sẽ xác định
nhu cầu tự nguyện nhận dịch vụ Tele PrEP của khách hàng. Nếu khách
hàng lựa chọn và đăng ký nhận dịch vụ Tele PrEP trong lần khám tiếp
theo, cơ sở y tế cần thực hiện: Tư vấn và giải thích chi tiết về
các lựa chọn xét nghiệm, kết nối khám, tư vấn và kê đơn từ xa;
hỗ trợ, hướng dẫn khách hàng đăng ký, tạo tài khoản trực tuyến
trên các ứng dụng di động hoặc website của cơ sở y tế và hoàn
thành phiếu đồng thuận tham gia thí điểm nhận dịch vụ Tele PrEP; đặt
lịch hẹn cho khách hàng cho lần tư vấn, khám và nhận dịch vụ Tele PrEP
lần tiếp theo.
Đối với khách hàng đang sử dụng PrEP,
trường hợp khách hàng không đến tái khám trực tiếp được các cơ
sở y tế và đề nghị nhận dịch vụ TelePrEP, cơ sở y tế cung cấp dịch
vụ PrEP theo cách cung cấp mã xét nghiệm do cơ sở xét nghiệm gửi cho
khách hàng để cơ sở PrEP tự tra cứu kết quả trên hệ thống. Hoặc
khách hàng chụp ảnh kết quả xét nghiệm và tải kết quả xét nghiệm
lên ứng dụng Tele PrEP vào tài khoản của khách hàng. Một cách khác đó
là cơ sở xét nghiệm đã có liên kết với cơ sở PrEP có thể chủ
động chia sẻ kết quả xét nghiệm của khách hàng với cơ sở PrEP trên
cơ sở sự đồng thuận của khách hàng.
Tele PrEP là một trong những mô hình, sáng kiến mới của
Việt Nam trong các dịch vụ về HIV/AIDS. Mô hình này được đúc kết từ kinh nghiệm
triển khai trong giai đoạn dịch bệnh Covid-19, đồng thời cũng thực hiện theo
khuyến cáo mới của Tổ chức Y tế Thế giới ban hành tháng 7/2022 về việc hướng
dẫn triển khai các dịch vụ HIV trên nền tảng trực tuyến, hướng đến sự đơn giản,
thuận lợi cho người nhận các dịch vụ về HIV. Tele PrEP cũng hoàn toàn phù hợp
với bối cảnh dịch HIV của Việt Nam trong những năm gần đây khi mà tỷ lệ nhiễm
mới HIV có xu hướng tăng nhanh trong nhóm MSM và đa số họ là nhóm người trẻ
tuổi.
Đặng Văn Tiến