PEP và PrEP là 2 phương pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV bằng việc sử dụng thuốc kháng vi rút ARV. Tuy nhiên, Pep được sử dụng khi nghi ngờ bị phơi nhiễm HIV. Còn Prep lại là thuốc sử dụng điều trị dự phòng trước phơi nhiễm cho người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Mỗi loại thuốc sẽ được sử dụng trong các tình huống khác nhau. Mọi người cần cân nhắc để đảm bảo được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng Pep và Prep. Dự phòng HIV bằng Pep và Prep là những phương pháp được đánh giá cao về hiệu quả đến thời điểm hiện tại. Đây là 2 biện pháp có khả năng ngăn ngừa mắc HIV hiệu quả và an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.
Dự phòng HIV bằng Pep và Prep đều mang lại hiệu quả cao và an toàn. Phụ nữ có thai, đang cho con bú hay trẻ nhỏ đều có thể sử dụng 2 loại thuốc này. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, các đối tượng sử dụng Pep và Prep sẽ gặp phải tác dụng phụ. Với thuốc Prep và Pep tác dụng phụ xuất hiện chỉ chiếm nguy cơ 10%. Các tác dụng phụ phổ biến là đau đầu, chóng mặt hay đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn. Những tác dụng phụ này thường chỉ kéo dài trong khoảng 1 tuần đầu tiên khi uống thuốc. Bạn vẫn có thể tiếp tục uống thuốc khi không may gặp phải tác dụng phụ.

Sau một thời gian sử dụng, các tác dụng phụ này sẽ dần mất đi. Mọi người không cần phải quá lo lắng đối với loại thuốc này giúp phòng lây nhiễm HIV này. Tuy nhiên, việc dự phòng HIV bằng Pep và Prep cần có sự hướng dẫn cụ thể từ bác sĩ. Không phải lúc nào bạn cũng có thể sử dụng hoặc tùy ý ngừng sử dụng Prep và Prep. Để đảm bảo phát huy tối đa hiệu quả của thuốc Pep và Prep , bạn cần tuân thủ điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ.
Vậy làm thế nào để phân biệt PEP va PrEP?
PrEP và PEP đều là hai thuật ngữ có liên quan đến điều trị dự phòng HIV, nhưng chúng có ý nghĩa khác nhau.
PEP - là viết tắt của Post-Exposure Prophylaxis, có nghĩa là phòng ngừa sau phơi nhiễm HIV:
Pep là một phương pháp phòng chống HIV/AIDS sau khi đã tiếp xúc với virus HIV như chấn thương do kim tiêm, đã quan hệ với người nhiễm/nghi nhiễm HIV mà không sử dụng bao cao su, tuột bao/rách bao.
Xét nghiệm cho khách hàng đăng ký sử dụng PrEP
Pep chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Nó không dành cho những người có thể bị phơi nhiễm với HIV thường xuyên. Pep có thể phù hợp với bạn nếu bạn âm tính với HIV hoặc không biết tình trạng nhiễm HIV của mình và bạn nghĩ rằng mình có thể đã tiếp xúc với HIV trong 72 giờ qua. Pep thường được sử dụng trong các tình huống sau:
- Phơi nhiễm với máu hoặc dịch cơ thể khi thực hành nghề nghiệp: cán bộ y tế bị bơm kim tiêm dính máu đâm vào tay khi làm thủ thuật, tiếp xúc trực tiếp với máu khi cấp cứu; công an trấn áp tội phạm tiếp xúc với máu của tội phạm v.v…
- Khi quan hệ tình dục không an toàn (ví dụ: bạn đã bị rách bao cao su với bạn tình không rõ tình trạng nhiễm HIV hoặc quan hệ với bạn tình nhiễm HIV mà không biết tải lượng vi rút hoặc tải lượng vi rút không bị ức chế).
- Khi tiêm chích ma túy: dùng chung hoặc các thiết bị khác được sử dụng để tiêm chích ma túy, hoặc
- Khi bị tấn công tình dục (hãm, hiếp, cưỡng dâm v.v…).
Pep cũng chỉ nên được sử dụng trong các tình huống khẩn cấp. Nó không nhằm thay thế việc sử dụng thường xuyên các phương pháp dự phòng HIV khác.
Thời gian sử dụng Pep:
Thuốc Pep cần được uống càng sớm càng tốt, tốt nhất là trong vòng 24 giờ sau khi bị phơi nhiễm, và không quá trong vòng 72 giờ kể từ khi bị phơi nhiễm HIV. Pep sử dụng kéo dài trong khoảng 28 ngày liên tiếp.
PrEP – Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV, là sử dụng thuốc kháng vi rút HIV (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu tiên đưa ra khuyến cáo về sử dụng PrEP uống hằng ngày để dự phòng lây nhiễm HIV ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao vào năm 2014 và trong khuyến cáo bổ sung năm 2016 nhấn mạnh PrEP có chứa tenofovir disproxil fumarate (TDF) nên được cung cấp như một biện pháp dự phòng bổ sung trong gói dự phòng kết hợp cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm được chia làm 2 hình thức là PrEP tình huống và PrEP hằng ngày.
Nghệ An một trong những điểm sáng trong điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV ( PrEP)
PrEP tình huống :
Áp dụng cho người có giới tính khi sinh là
nam, bao gồm nam quan hệ tình dục đồng
giới hoặc khác giới, người chuyển giới nữ nhưng không dùng hoóc môn khẳng định
giới
PrEP tình huống sử dụng theo công thức: 2 + 1
+ 1 cho một trong hai phác đồ sau: TDF/FTC; TDF/3TC. Cụ thể:
- Uống
2 viên (liều đầu tiên): trong khoảng 2 -24 giờ trước quan hệ tình dục
- Uống viên thứ ba: 24 giờ sau liều
đầu tiên.
- Uống viên thứ tư: 24 giờ sau liều
thứ hai.
Lưu ý: Nếu tiếp tục có quan hệ
tình dục thì uống tiếp mỗi ngày 01 viên và uống tiếp 02 ngày liên tục sau lần
quan hệ tình dục cuối cùng.
PrEP hàng ngày:
Chỉ định cho mọi đối tượng
đủ tiêu chuẩn dùng PrEP
-
Uống mỗi ngày 01 viên
-
Đạt hiệu quả bảo vệ sau 7 ngày uống liên tục
- Trường hợp đủ tiêu chuẩn sử dụng PrEP tình
huống nhưng có nhu cầu sử dụng PrEP hằng ngày thì có thể uống 2 viên trong ngày
đầu tiên, những ngày tiếp theo sử dụng ngày 01 viên.
Cơ thể chúng ta bình thường khi bị vi khuẩn,
vi rút xâm nhập sẽ được bảo vệ bởi các tế bào đặc biệt trong hệ miễn dịch là tế
bào T-CD4. Nhưng khi vi rút HIV vào trong cơ thể, chúng sẽ tấn công các tế bào
T-CD4, làm vô hiệu hóa khả năng bảo vệ và sử dụng chính những tế bào này để
nhân lên, giải phóng tạo ra hàng tỷ bản sao mỗi ngày. Dần dần khả năng bảo vệ
của hệ miễn dịch suy yếu, khi đó các bệnh nhiễm trùng cơ hội sẽ tấn công và
những người nhiễm HIV sẽ chết bởi những bệnh cơ hội đó (giai đoạn AIDS).
Tuy nhiên, nếu chúng ta đã sử dụng thuốc PrEP
trước đó đều đặn 1 viên/ngày, thuốc PrEP sẽ có tác dụng bảo vệ tế bào T-CD4
bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV
dùng để tạo ra các bản sao virus mới, không cho virus HIV tấn công khiến chúng
không thể nhân lên và bảo vệ bạn trước nguy cơ lây nhiễm HIV.
Cần lưu ý, dù sử dụng PrEP
hàng ngày hoặc PrEP tình huống cũng chỉ dự phòng lây nhiễm HIV mà không dự
phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như Lậu, Giang mai, Viêm
gan B, C… Do vậy bên cạnh PrEP, Tổ chức Y tế Thế giới vẫn khuyến cáo mọi người
nên dùng thêm bao cao su khi quan hệ tình dục ngay cả khi đã dùng PrEP.
/-strong
/-heart
:>
:o
:-((
:-h
Văn Tiến