28/03/2024
Những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ mắc cúm B cần đưa đến viện ngay
Lượt xem: 7435
Cúm B là một loại cúm mùa thường gây nhiễm trùng đường hô hấp. Trẻ mắc cúm B phần lớn là nhẹ và tự khỏi, chủ yếu điều trị, chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây cần đưa trẻ đến viện ngay.
Cúm B lây truyền qua đường nào?
- Cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ (có chứa virus cúm) trong không khí khi người bị nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc nói chuyện.
- Do trẻ chạm vào các bề mặt bị ô nhiễm bởi các giọt bị nhiễm bệnh rồi chạm vào miệng, mũi hoặc mắt của trẻ.
Thời gian ủ bệnh của bệnh cúm B từ 1 ngày đến 4 ngày kể từ khi bị nhiễm virus cúm. Trẻ em và những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu có thể có thời gian ủ bệnh lâu hơn.
Sốt là một trong những triệu chứng thường gặp của cúm B. Ảnh minh họa
Triệu chứng của cúm B
Cũng giống như mắc cúm A, các triệu chứng thường gặp của cúm B bao gồm:
- Sốt
- Đau rát họng
- Ho khan
- Đau đầu
- Đau mỏi người, đau xương khớp, mệt mỏi cảm thấy kiệt sức.
Trẻ em bị cúm B cũng có thể có các triệu chứng tiêu hóa (buồn nôn, nôn mửa và tiêu chảy). Mặc dù một số triệu chứng cúm có thể tương tự như cảm lạnh, đa số trẻ sẽ bình phục sau 1-2 tuần, tuy nhiên ho và mệt mỏi có thể kéo dài hơn 2 tuần.
Biến chứng có thể gặp khi mắc cúm B
Phần lớn bệnh cúm B nhẹ và tự khỏi, tuy nhiên virus cũng có thể gây biến chứng nặng như viêm phổi do virus cúm hoặc do bội nhiễm vi khuẩn. Các biến chứng nghiêm trọng khác hiếm gặp hơn như:
- Viêm cơ tim
- Viêm não
- Viêm cơ tiêu cơ vân
- Suy đa cơ quan (trường hợp này rất hiếm).
Lưu ý khi chăm sóc trẻ mắc cúm B tại nhà
Cúm B lây từ người sang người thông qua các giọt bắn nhỏ. Ảnh minh họa.
Thuốc kháng sinh không có hiệu quả đối với virus cúm B nên phần lớn bệnh nhân cúm B tự hồi phục.
Khi trẻ bị cúm B được chăm sóc tại nhà cần lưu ý:
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)