image banner
Nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng bệnh Glôcôm
Lượt xem: 480
Glôcôm là một nhóm bệnh do nhiều nguyên nhân và cơ chế bệnh sinh gây ra nhưng trong giai đoạn toàn phát có 3 dấu hiệu đặc trưng cho mọi hình thái, những dấu hiệu đó là: Nhãn áp tăng cao từ 25mmHg trở lên, Thị trường thu hẹp, Soi đáy mắt có dấu hiệu lõm teo đĩa thị.

1. Một số nguyên nhân gây bệnh Glôcôm thứ phát:

- Điều trị các chế phẩm có corticoid tại mắt và toàn thân trong thời gian dài.

- Bệnh nhân bị bệnh đái đường không được theo dõi và kiểm soát chặt chẽ đường máu.

- Bệnh nhân bị cao huyết áp có biến chứng tại mắt nhưng không được điều trị đúng, kịp thời.

- Bệnh nhân bị bệnh viêm màng bồ đào, bị chấn thương, bị bỏng mắt, không được điều trị kịp thời.

- Bệnh nhân bị bệnh đục thể thuỷ tinh ở giai đoạn cuối gây biến chứng tăng nhãn áp.

2. Những người có nguy cơ cao mắc bệnh Glôcôm:

- Những người trên 35 tuổi. Tuổi càng cao, khả năng bị Glôcôm càng lớn.

- Những người ruột thịt của bệnh nhân Glôcôm.

- Người có tiền sử dùng steroid kéo dài (tra mắt hoặc toàn thân).

- Những bệnh nhân có bệnh toàn thân như: đái tháo đường, cao huyết áp…

- Những người có nhãn cầu nhỏ như bị viễn thị nặng, giác mạc nhỏ, tiền phòng nông hoặc những người dễ xúc cảm, hay lo âu là cơ địa thuận lợi để xuất hiện cơn Glôcôm.

Anh-tin-bai
Ảnh minh họa

3.Triệu chứng:

Hoàn cảnh xuất hiện: Khởi phát đột ngột, có thể xảy ra sau một số yếu tố phát động như xúc động mạnh, dùng thuốc toàn thân, tại mắt có tác dụng huỷ phó giao cảm hoặc cường alpha giao cảm....

Triệu chứng cơ năng: Đột nhiên bệnh nhân thấy đau nhức mắt, nhức xung quanh hố mắt, nhức lan lên nửa đầu cùng bên. Kèm theo bệnh nhân nhìn thấy mờ nhiều, nhìn đèn có quầng xanh đỏ. Đôi khi bệnh nhân thấy sợ ánh sáng, chảy nước mắt nhưng không tiết rử mắt.

Triệu chứng thực thể: Mi mắt sưng nề, mắt đỏ theo kiểu cương tụ rìa, giác mạc phù nề mờ đục có bọng biểu mô, tiền phòng nông, đồng tử dãn méo mó mất phản xạ với ánh sáng, thể thuỷ tinh phù nề đục màu xanh lơ có thể có các vết rạn bao trước, dịch kính phù nề. Đáy mắt trong cơn cấp diễn khó soi được do phù nề các môi trường trong suốt, những trường hợp soi được đáy mắt thấy gai thị hồng có thể có xuất huyết quanh gai.

4. Điều trị và phòng bệnh:

Điều trị phẫu thuật được chỉ định cho mọi giai đoạn bệnh. Điều trị nội khoa chỉ được chỉ định tạm thời trong những trường hợp cấp cứu cũng như trong thời gian chờ đợi phẫu thuật, hoặc những trường hợp bệnh nhân có tình trạng bệnh toàn thân nặng không có khả năng điều trị phẫu thuật.

Mục đích của việc điều trị Glôcôm là ngăn chặn bệnh không tiếp tục gây tổn thương đầu dây thần kinh thị giác. Bệnh nhân khi mắc bệnh Glôcôm nhất thiết phải đi khám định kỳ, được các bác sĩ nhãn khoa tư vấn, theo dõi thường xuyên theo một quy trình chặt chẽ nhằm kiểm soát được diễn biến bệnh, hạn chế tối đa tổn hại về thực thể và chức năng thị giác.

Các bác sĩ khuyên, bệnh Glôcôm có yếu tố di truyền nên người bệnh và những người ruột thịt của bệnh nhân cần có kiến thức để phát hiện bệnh Glôcôm sớm và đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để có phương pháp điều trị kịp thời.

PV(tổng hợp)

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14