image banner
Nguyên nhân hay gặp gây trầm cảm ở trẻ vị thành niên và cách cha mẹ giúp con lui bệnh
Lượt xem: 77
Trầm cảm là vấn đề hay gặp ở trẻ vị thành niên. Nhưng đôi lúc cha mẹ không nhận biết được, có khi còn bị nhầm lẫn đó là sự thay đổi tâm sinh lý ở lứa tuổi này, từ đó gây những hậu quả đáng tiếc.

Trầm cảm ở trẻ vị thành niên là gì?

Trầm cảm là một rối loạn cảm xúc, biểu hiện bằng khí sắc trầm, mất mọi quan tâm hay thích thú, giảm năng lượng dẫn tới tăng sự mệt mỏi và giảm hoạt động.

Ở trẻ vị thành niên, trầm cảm ảnh hưởng đến học tập và khả năng hòa nhập của trẻ trong xã hội. Ngoài ra, trầm cảm cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến ý tưởng và hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc tự sát.

Trầm cảm thường tiến triển cùng với lo âu ở trẻ. Trầm cảm thường được phân ra làm ba mức độ: trầm cảm ở thể nhẹ, thể vừa và thể nặng. Một số trẻ chỉ bị trầm cảm một lần, nhưng cũng có trẻ có thể bị trầm cảm nhiều lần.

Trẻ vị thành niên bị trầm cảm có nguy cơ tự làm hại bản thân nhiều hơn. Ở thể nhẹ, một số trẻ cảm thấy không vui hoặc buồn. Ở thể nặng, trẻ lại muốn làm tổn thương mình hoặc thậm chí là có ý định tự sát. Những suy nghĩ và cách ứng phó như vậy của trẻ luôn phải được phát hiện sớm và xem xét một cách nghiêm túc. Do đó, trẻ vị thành niên bị trầm cảm được phát hiện và điều trị sớm, kịp thời là cần thiết và rất quan trọng đối với sức khỏe về thể chất và tinh thần, cũng như sự phát triển toàn diện của trẻ.

Anh-tin-bai
Trẻ vị thành niên bị trầm cảm có nguy cơ tự làm hại bản thân nhiều hơn.

Nguyên nhân hay gặp gây trầm cảm ở trẻ vị thành niên

Thường do nhiều yếu tố/nguyên nhân phối hợp dẫn đến trầm cảm ở trẻ vị thành niên. Nguy cơ trẻ bị trầm cảm tăng lên nếu trong gia đình có người bị trầm cảm. Một số trẻ bị trầm cảm do bị trải qua những điều căng thẳng trong cuộc sống như: áp lực, sự kỳ vọng của gia đình với trẻ về học tập, mâu thuẫn bạn bè lâu ngày không được giải quyết, bất đồng quan điểm hoặc thiếu sự quan tâm thích đáng với trẻ… Một số khác bị lạm dụng tình dụcbạo lực học đường, bạo lực gia đình, bị mất đi người thân, gia đình tan vỡ. Một số trải qua tình trạng sức khỏe nghiêm trọng như: chấn thương, bệnh tật… Những điều này dẫn đến trẻ bị căng thẳng, buồn bã hoặc đau buồn kéo dài dẫn đến bị trầm cảm.

Cha mẹ cần làm gì để hỗ trợ trẻ vị thành niên bị trầm cảm đúng cách?

Dưới đây là một số điều cha mẹ cần làm để hỗ trợ con mình khi có biểu hiện bị trầm cảm, như:

Tìm hiểu điều gì đang xảy ra. Hỏi trẻ cảm thấy thế nào và lắng nghe cởi mở mà không cần phán xét hay tư vấn. Hỏi những người mà bạn tin tưởng, những người biết con bạn, chẳng hạn như một giáo viên yêu thích hoặc bạn thân. Thông qua đó, để tìm hiểu xem liệu họ có nhận thấy điều bất thường khiến trẻ lo lắng hoặc thay đổi so với trước đó.

Dành thời gian cho trẻ. Dành thời gian cùng con làm những việc mà cả hai cùng thích như: đi dạo, chơi trò chơi, nấu ăn, đọc truyện, làm đồ thủ công, xem phim hài…Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian bên con hơn nếu có thể. Xây dựng một môi trường vui vẻ với các hoạt động ngoài trời phù hợp với lứa tuổi mà trẻ yêu thích sẽ khuyến khích tâm trạng trẻ tích cực. Điều này sẽ giúp cha mẹ và con được gần gũi.

Khuyến khích những thói quen tích cực. Khuyến khích trẻ làm những việc mà chúng thường yêu thích, giữ thói quen ăn ngủ điều độ và luôn năng động. Hoạt động thể chất là một cách quan trọng để thúc đẩy tâm trạng của trẻ, có thể cùng trẻ chơi một môn thể thao nào đó hoặc khuyến khích trẻ chơi thể thao cùng bạn bè, để tạo thành thói quen tích cực. Âm nhạc có thể ảnh hưởng mạnh mẽ đến tâm trạng của trẻ; vì vậy, hãy cùng trẻ nghe những bài hát khiến trẻ cảm thấy lạc quan về cuộc sống.

Hãy để trẻ thể hiện bản thân. Hãy để trẻ nói chuyện với bạn. Lắng nghe cẩn thận những gì trẻ nói về cảm giác của trẻ. Đừng bao giờ ép trẻ phải chia sẻ, thay vào đó bạn có thể khuyến khích trẻ thể hiện sự sáng tạo khác như: vẽ tranh, đồ thủ công hoặc ghi lại nhật ký suy nghĩ và kinh nghiệm của trẻ. Viết nhật ký có thể giúp trẻ giải tỏa cảm xúc của mình bằng cách quan sát những điều khiến trẻ khó chịu hoặc thấp thỏm. Có thể là một điều nhắc nhở tuyệt vời về những khía cạnh tích cực trong cuộc sống khiến trẻ cảm thấy tự hào vì đã làm tốt hơn.

Bảo vệ trẻ khỏi môi trường căng thẳng. Cố gắng giữ con bạn tránh xa các tình huống mà chúng có thể bị căng thẳng quá mức, bị ngược đãi hoặc bạo lực. Và hãy nhớ, cha mẹ luôn phải mô phạm các hành vi và lời nói,có những phản ứng lành mạnh đối với những căng thẳng trong cuộc sống. Cha mẹ luôn phải gần gũi, quan tâm tới trẻ, đồng thời, cũng phải thiết lập ranh giới nhất định, nhưng không được xa lánh, thờ ơ, vô cảm với trẻ. Nên khuyến khích trẻ duy trì thói quen chăm sóc bản thân tích cực.

Đưa trẻ đến gặp chuyên gia về sức khỏe tâm thần. Bác sĩ, nhà trị liệu có thể đề nghị một vài lần khám, hoặc nhiều hơn. Liệu pháp trị liệu tâm lý có thể mất thời gian, nhưng bạn sẽ thấy tiến triển trong suốt quá trình. Một số trẻ có thể cần kết hợp thuốc tùy thuộc vào triệu chứng và mức độ trầm cảm của trẻ.

Phạm Hường (tổng hợp)
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14