Bác sĩ Cao Xuân Vĩnh sinh năm 1958, sinh ra và lớn lên ở miền núi Quang Thành, Yên Thành, Nghệ An, miền quê ấy ngày xưa là một miền quê nghèo nàn, lạc hậu, cách thị trấn Yên Thành gần 20km, tỉ lệ hộ nghèo rất cao.
Năm 1979, sau khi học Y tá sơ cấp xong, Bác sĩ Vĩnh làm việc tại Trạm Y tế xã Quang Thành, huyện Yên Thành.
Ngày
ông bắt đầu với nghề Y, công tác Y tế rất vất vả, người dân không có kiến thức,
thiếu thốn trang, thiết bị, dụng cụ y tế, tỷ lệ suy dinh dưỡng cao hơn 25%, tuổi
thọ trung bình của người dân chưa đến 60 tuổi, dịch bệnh xảy ra thường xuyên…
Bác sĩ Cao Xuân Vịnh
biết đến khám bệnh, đo huyết áp cho người dân.
Đã làm nghề y là phải học suốt
đời để trị bệnh cứu người
Ông quan niệm: “Đã làm nghề y là
phải học suốt đời để trị bệnh cứu người”. Để nâng cao kiến thức, ông đã học lên
Y sỹ đa khoa. Năm 1998 ông đã đi học lớp chuyên khoa Đông y. Sau đó, ông tiếp tục
tham gia các lớp học chuyên khoa Tai – Mũi – Họng. Từ năm 1991 đến 2015 với
cương vị là trạm trưởng Y tế xã trải qua thời gian dài công tác nhưng với ông,
dù ở cương vị nào, là thầy thuốc, việc xác định phương châm: “Lương y như từ mẫu”,
ân cần thăm hỏi, quan tâm, chăm sóc sức khỏe cho người dân luôn
được đặt lên hàng đầu. Cũng vì lẽ đó, ông luôn được đồng nghiệp và mọi người
tin yêu.
Theo bác sĩ Vĩnh, điều quan trọng
là bản thân phải cố gắng, nỗ lực trong nhiệm vụ, rèn luyện các kỹ năng chuyên
môn, ứng xử, thái độ phục vụ khám chữa bệnh cho nhân dân... Bác sĩ Vĩnh quan niệm
rằng, người bệnh luôn mong muốn được chữa hết bệnh. Bệnh nhân không chỉ đau về
thể xác mà còn đau về tinh thần. Do đó, nhiệm vụ của bác sĩ không chỉ chữa bệnh,
mà còn giúp bệnh nhân giảm bớt lo lắng tinh thần. Người bệnh nhanh khỏe thì bác
sĩ mới hạnh phúc.
Bác sĩ Cao Xuân Vĩnh
khám bệnh cho người dân
Chia sẻ những kỷ niệm gắn với
nghề
“Gần 50 năm trong nghề, tôi đã trực
tiếp thăm khám và chữa khỏi cho rất nhiều bệnh nhân. Tình trạng bệnh từ nhẹ đến
nặng tôi đã tiếp xúc cả và nhưng với tôi công lao của mình là để người dân ghi
nhận”, Bác sĩ Vịnh chia sẻ.
Về kỉ niệm đáng nhớ nhất, bác sĩ
Vĩnh nhớ lại: “Vào năm 1979, đêm hôm đó tôi là người trực cơ quan một mình. Nửa
đêm đang ngủ thì nghe tiếng gõ cửa của dân đưa người đi sinh. Sau khi thăm khám
xong, người phụ nữ chuyển dạ, hạ sinh một cháu trai nhưng rơi vào tình trạng
băng huyết nên mất máu rất nhiều. Khi đó ở đây trang bị y tế thì lạc hậu, không
có điện nên dùng bằng ánh sáng đèn dầu, bàn sinh thì bằng gỗ dốc xuống nên càng
cản trở việc cầm máu cho bệnh nhân. Lúc đó tôi rất lo vì chị ấy bị hôn mê, nguy
cấp. Bản thân thì mới vào nghề chưa có kinh nghiệm, lại trực một mình, cảm thấy
rất hoang mang. Nhưng sau khi lấy lại can đảm tôi đã cố gắng mọi cách để chữa
trị cho chị ấy. Tôi nhờ sự trợ giúp của người nhà và đưa chị qua giường bệnh,
sau đó nhờ người nhà ấn mạnh hai tay vào động mạch chủ bụng của bệnh nhân, kịp
thời dung thuốc cầm máu. May mắn sau đó chị đã qua cơn nguy kịch.
Bác sĩ Cao Xuân Vĩnh
bốc thuốc cho người dân
Vẫn còn sức khoẻ - Vẫn vì nhân
dân
Để đáp lại niềm tin yêu của người
bệnh, sau khi nghỉ hưu, ông vẫn khám bệnh miễn phí cho người dân tại nhà, hàng ngày
ông vẫn khám cho rất nhiều người dân, chữa trị các bệnh về đa khoa, đặc biệt là
các bệnh về Cơ- Xương- khớp, đau thần kinh ngoại biên, đau thần kinh toạ, tai
mũi họng, tiêu hoá, hô hấp,….
Người dân tìm đến ông chủ yếu ở
những vùng lân cận. Những người bệnh đến
đây được ông tư vấn hết sức nhiệt tình, đặc biệt ông khám miễn phí hoàn toàn
cho người dân. Ông kết hợp các phương pháp Đông Y và Tây Y để chữa bệnh, tuy
nhiên ông ưu tiên phương pháp “chữa bệnh không dùng thuốc”, áp dụng các biện pháp
xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt,…
Tủ thuốc đông y do
chính bác sĩ Cao Xuân Vĩnh nghiên cứu để phục vụ cho người dân
Để xứng đáng với niềm tin của
nhân dân, ông luôn tâm niệm phải cứu chữa người bệnh với trách nhiệm và hiệu quả
cao hơn. Vì vậy, ông liên tục đúc rút kinh nghiệm, tích cực tìm tòi, nghiên cứu,
sáng tạo, tìm ra phương pháp chữa bệnh mới để nâng cao hiệu quả trong khám, chữa
bệnh"./.
Thái Thuý