Nghệ An: Nỗ lực thực hiện tốt công tác đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm
An toàn vệ sinh thực phẩm (ATTP) là một trong những vấn đề đáng lưu tâm nhất trong đời sống hàng ngày hiện nay, vì an toàn thực phẩm không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, tính mạng con người mà còn liên quan chặt chẽ đến năng suất, hiệu quả phát triển kinh tế, thương mại, du lịch và an sinh xã hội.
Trước
tình hình đó, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh đã chủ động, tích cực tham
mưu cho Ban chỉ đạo an toàn thực phẩm, sở Y tế ban hành văn bản chỉ đạo đối với
công tác bảo đảm ATTP; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát
hiện và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm. Bs.CKII
Phạm Ngọc Quy, Chi Cục Trưởng Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm cho biết: “Công tác bảo đảm ATTP nhận được sự quan tâm
lãnh đạo, chỉ đạo và sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị các cấp từ tỉnh đến
cấp xã. Trách nhiệm của chính quyền, của doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh thực
phẩm được nâng cao, tích cực và chủ động tham mưu triển khai nhiều giải pháp
hiệu quả, góp phần bảo đảm ATTP trên địa bàn. Chi cục đã tăng cường thanh tra,
kiểm tra liên ngành từ tỉnh đến huyện, xã, phường, các cơ sở chế biến thực
phẩm, các huyện có cửa khẩu. Đồng thời huy động tối đa các kênh truyền thông
phổ biến các quy định của pháp luật về ATTP cho nhà quản lý, người sản xuất,
kinh doanh và người tiêu dùng.”

Tăng cường kiểm tra ATVSTP trong dịp tết Nguyên Đán 2024
Năm
2023, Chi cục đã phối hợp với các Ngành liên quan thành lập 933 đoàn thanh tra,
kiểm tra với tổng số cơ sở được thanh tra, kiểm tra là 10.704 cơ sở, trong đó
có 9.760 cơ sở đạt (91,18%) và 944 cơ sở
vi phạm
(8,82%) với tổng số tiền xử phạt 2.960.727.000 đồng. Các lỗi vi phạm về
ATTP chủ yếu như: Cơ sở sản xuất, kinh doanh ngành nghề có điều kiện mà giấy
chứng nhận cơ sở đủ điều kiện ATTP không có hoặc đã hết hạn; Thực hiện không
đúng quy định của pháp luật về kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn; Người trực
tiếp chế biến thức ăn không đầy đủ trang phục bảo hộ lao động theo quy định;
Khu vực chứa đựng, kho bảo quản không đảm bảo; Vi phạm quy định của pháp luật
về bảo quản thực phẩm... Ngoài ra tiêu hủy sản phẩm với tổng giá trị hơn 624
triệu đồng.
Nhằm
nâng cao nhận thức của các cơ sở kinh doanh, người tiêu dùng chủ động lựa chọn
thực phẩm an toàn, phòng chống ngộ độc thực phẩm và cảnh giác trước nguy cơ ngộ
độc thực phẩm. Toàn tỉnh tổ chức tập huấn 605 lớp cho 37.848
đối tượng; 40 cuộc hội thảo, hội nghị với 2.185 người tham gia; nói chuyện 562
buổi/25.041 lượt người tham dự; 1.152 bài trên báo viết, mạng xã hội; 52.406
lượt phát thanh, 174 lượt phóng sự trên truyền hình; 3.291 băng rôn, khẩu hiệu;
37 cuộc truyền thông lưu động; 3.057 tranh, pano, áp phích; 257 đĩa truyền
thông và 113.175 tờ rơi ATTP.
Tăng cường kiểm tra ATVSTP trong dịp tết Nguyên Đán 2024
Để
tiếp tục thực hiện có hiệu quả công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn tỉnh trong
thời gian tới, Chi cục sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Chỉ thị số 17-CT/TW
ngày 21/10/2022 của Ban Bí thư về tăng cường bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm
trong tình hình mới; Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 13/4/2020 của Thủ tướng Chính
phủ về tiếp tục tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm
trong tình hình mới; Thực hiện hiệu quả Đề án 06, chuyển đổi số, giải quyết
TTHC mức độ toàn trình; khai thác, sử dụng hiệu quả các phần mềm quản lý: nhân
lực, văn bản điện tử, quản lý ATTP liên thông; Đôn đốc Trung tâm Y tế
huyện, thành phố tham mưu tập trung kiểm soát chặt chẽ các cơ sở sản xuất kinh
doanh thực phẩm, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, thức ăn đường phố trong dịp lễ
tết và các mùa lễ hội. Tiếp tục phối hợp với các ngành liên quan, tăng cường
thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý nghiêm hành vi và sản phẩm vi phạm về
ATTP theo đúng quy định; đình chỉ hoạt động, thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ
điều kiện ATTP đối với những cơ sở kinh doanh thực phẩm vi phạm nghiêm trọng;
chủ động công tác tuyên truyền cho người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào
dân tộc kiến thức hiểu biết về lựa chọn, bảo quản, sử dụng thực phẩm an toàn
tại bữa cỗ đông người; thay đổi thói quen hái nấm rừng, hoa quả rừng về ăn; Ban
Chỉ đạo an toàn thực phẩm cấp huyện, xã gắn công tác tuyên truyền với xây dựng
nông thôn mới.
Tháng hành động
vì an toàn
thực phẩm năm 2024 là đợt cao điểm, phát động một
chiến dịch truyền thông tuân thủ các quy định pháp luật về an toàn thực phẩm
trong các hoạt động sản xuất, kinh doanh thực phẩm; hướng đến mục tiêu nâng cao
nhận thức, trách nhiệm và hành động của các cấp ủy, tổ chức đảng, cán bộ, đảng
viên và nhân dân trong bảo đảm an ninh, an toàn thực phẩm. Hy
vọng, với sự nỗ lực của Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm tỉnh, sự phối hợp với
các ngành liên quan sẽ phát huy hiệu quả công tác đảm bảo ATTP trên địa bàn,
bảo vệ quyền lợi, sức khỏe cho người tiêu dùng, góp phần nâng cao sức khỏe cho
người dân trên địa bàn./.
Cao Nhung