Tại Nghệ An, hiện
đang triển khai tại 04 cơ sở điều trị PrEP bao gồm: 03 cơ sở nhà nước (PKNT
BVĐK thành phố Vinh, PKNT TTYT Quỳ Hợp, Bệnh viện đa khoa Diễn Châu) và 01 cơ
sở tư nhân là (PK Glink). Năm 2024 Nghệ An được giao chỉ tiêu điều trị PrEP là
3,500 khách hàng. Tính đến ngày 24/12/2024
đã có 3500 khách hàng nhận dịch vụ PrEP ít nhất một lần trong kỳ báo cáo
đạt 100% chỉ tiêu kế hoạch, trong đó
khách hàng chủ yếu MSM là 2,646 chiếm 75,6%, bán dâm 166 khách hàng, bạn tình
dị nhiễm 479 khách hàng... Riêng trong năm 2024 coa 1289 khách hàng mới đăng ký
sử dụng, khách hàng cũ quay lại điều trị là 1925. Số khách hàng đang sử dụng
PrEP ở cuối kỳ báo 3028. Số khách hàng ở độ tuổi 25 – 29 chiếm tỷ lệ cao nhất,
ở nam giới là 44,7%, nữ là 37,5%. Tỷ lệ phần trăm những người sử dụng PrEP tiếp
tục uống PrEP từ 3 tháng trở lên kể từ khi sử dụng đạt 88,9%; Số lượt khách
hàng bỏ trị/ngưng điều trị năm 2024 là 438 chiếm 12,5%. Đặc biệt trong số khách
hàng tham gia điều trị PrEP chưa ghi nhận trường hợp nào nhiễm HIV.
Tổ chức sự kiện
truyền thông prep
Để đạt được kết quả đó, từ đầu năm, Khoa
phòng, chống HIV/AIDS – Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Nghệ An đã xây dựng kế
hoạch điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV bằng thuốc kháng HIV (PrEp) trên
địa bàn. Phân bổ chỉ tiêu phù hợp cho các cơ sở điều trị. Trong đó, đẩy mạnh
các hình thức cung cấp dịch vụ điều trị PrEP phù hợp với tình hình thực tế,
khách hàng được tiếp cận dễ dàng, thuận lợi hơn. Chất lượng điều trị được nâng
cao, thông qua các mô hình cung cấp dịch vụ điều trị PrEP toàn diện, thân
thiện, hướng tới sự hài lòng của khách hàng; Năm 2022 tỷ lệ khách hàng ngưng sử
dụng PrEP là 23%, năm 2023 là 29,5%, nhưng năm 2024 với nhiều cố gắng, đưa ra
nhiều giải pháp tỷ lệ khách hàng ngưng sử dụng thuôc giảm xuống còn 13,2%.
Hoạt động truyền
thông tạo cầu được thực hiện thường xuyên, kể cả khi chưa có nguồn kinh phí của
dự án. Truyền thông cũng được đa dạng hóa, qua nhiều kênh thông tin khác nhau, dựng
nội dung truyền thông được thiết kế công phu, phù hợp với từng nhóm quần thể đích,
nhằm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ điều trị PrEP của các nhóm đối tượng
này; Thiết lập mạng lưới giám sát, báo cáo điều trị PrEP lồng ghép vào mạng
lưới giám sát, báo cáo phòng, chống HIV/AIDS, bảo đảm kết nối các dịch vụ để
chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng.
Bên cạnh hoạt động
điều trị được nâng cao, các hoạt động như xét nghiệm HIV định kỳ cho khách
hàng, xét nghiệm creatinin, sàng lọc một số bệnh lây truyền qua đường tình dục
thường gặp (Lậu, giang mai, Chlamydia) và sàng lọc viêm gan B, C cũng được chú
trọng nhằm đảm bảo chăm sóc sức khỏe tốt nhất cho khách hàng tham gia điều trị
PrEP. Công tác tư vấn được cải thiện về mặt chât lượng, đội ngũ tư vấn viên chủ
động hơn về thời gian, đổi mới cách thức tiếp cận khách hàng. Quá trình tư
vấn, luôn tuân thủ các nguyên tắc như: tôn trọng, đồng thuận, bảo mật, đặc
biệt là tư vấn cho khách hiểu và tự đưa ra quyết định.
Lãnh đạo Bộ Y tế cũng
lãnh đạo Sở Y tế Nghệ An, lãnh đạo TTKSBT thăm cơ sở điệu trị PrEP glink nghệ an
Ngoài các dịch vụ kể
trên, các cơ sở điều trị PrEP đều kết hợp với chương trình can thiệp giảm hại,
cung cấp các dụng cụ can thiệp dự phòng lây nhiễm HIV như: bao cao su, chất bôi
trơn cho khách hàng, nhằm tăng cường các biện pháp bảo vệ…
Để nâng cao hơn nữa
chất lượng điều trị PrEP, duy trì bền vững trong thời gian tới cần tăng cường
các hoạt động truyền thông tạo cầu, đa dạng hóa các kênh thông tin và xây dựng
nội dung truyền thông phù hợp với đặc điểm của từng nhóm quần thể có hành vi
nguy cơ cao, nhằm tăng khả năng tiếp cận với dịch vụ điều trị PrEP của các nhóm
đối tượng này, chú trọng truyền thông trên nền tảng mạng xã hội facebook, zalo,
tiktok…. Bên cạnh đó, truyền thông giảm kỳ thị và phân biệt đối xử liên quan
đến HIV/AIDS và PrEP. Qua đó, tạo dựng một môi trường xã hội chấp nhận và hỗ
trợ người sử dụng PrEP, đặc biệt là với các nhóm nguy cơ cao. Bên cạnh nổ lực
của Ngành Y tế, chương trình PrEP cần có sự ủng hộ, đồng thuần và phối hợp chặt
chẽ giữa các ban, ngành và cơ quan y tế. Ngoài các cơ sở y tế công lập, việc
huy động sự tham gia của khu vực tư nhân và các tổ chức cộng đồng sẽ giúp mở
rộng đáng kể độ bao phủ của dịch vụ PrEP. Các mô hình tiếp cận dựa vào cộng
đồng, đặc biệt là với các nhóm nguy cơ cao, sẽ giúp họ dễ dàng tiếp cận PrEP
hơn trong bối cảnh còn nhiều rào cản và kỳ thị xã hội. Việc tư vấn và hỗ trợ
người sử dụng PrEP đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì tuân thủ điều trị
và giảm tỉ lệ bỏ trị.
Việc triển khai tốt
chương trình PrEP sẽ là một bước tiến lớn trong kiểm soát tình hình nhiễm HIV, góp
phần đạt mục tiêu trong chiến lược quốc gia chấm dứt dịch AIDS vào năm 2030 tại
Việt Nam nói chung và Nghệ An nói riêng.
VT