Chương trình điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) là một trong những giải pháp mới, góp phần hạn chế HIV lây lan ra cộng đồng, nhất là đối với nhóm người nam quan hệ tình dục với nam (MSM).
PrEP được khuyến cáo sử dụng đối với các nhóm như: Nam quan hệ tình dục với nam, phụ nữ bán dâm, nghiện chích ma túy, chuyển giới nữ…Thực tiễn đã chứng minh PrEP đạt hiệu quả giảm nguy cơ lây nhiễm HIV qua đường tình dục lên đến 97% và qua tiêm chích ma túy là 74% nếu khách hàng tuân thủ điều trị tốt.
Vậy
PrEP là gì? Những đối tượng nào cần điều trị PrEP?
PrEP – là viết tắt của từ
tiếng Anh (Pre-Exposure Prophylaxis), có nghĩa là dự phòng trước phơi nhiễm HIV
và điều trị PrEP là sử dụng thuốc kháng vi rút (ARV) đối với người chưa nhiễm
HIV để ngăn ngừa nguy cơ lây nhiễm HIV.
Đối tượng sử dụng của PrEP
là tất cả những người chưa nhiễm HIV; những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm
HIV như: Người nam có quan hệ tình dục đồng giới; người tiêm chích ma tuý;
người chuyển giới nữ; người bán dâm; bạn tình khác giới của người nhiễm HIV
chưa điều trị ARV hoặc điều trị nhưng tải lượng vi rút HIV trên 200 bản sao/ml,
chưa đạt mức ức chế; những người tiếp tục có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV sau
điều trị dự phòng sau phơi nhiễm với HIV (PEP).
Truyền thông về lợi ích của PrEP
Điều
trị PrEP có những lợi ích gì?
PrEP là sử dụng thuốc kháng
vi rút (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV ở người có nguy cơ cao chưa bị nhiễm
HIV, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể bằng cách ngăn cản sự phát
triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV dùng để tạo ra các bản sao
vi rút mới. Nếu dùng đúng, đều và đủ có thể phòng lây nhiễm HIV lên đến trên
90% ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế
giới đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một phần của chiến lược dự phòng HIV
toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su) ở những người có nguy cơ lây
nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế được vắc-xin HIV hay những
biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó cũng là một cách đơn giản có
khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong nhóm quan hệ tình dục đồng
giới nam (MSM) qua các thử nghiệm lâm sàng và các can thiệp thực tế trên thế
giới. Đồng thời cũng giúp khách hàng có them sự lựa chọn bên cạnh các loại dịch
vụ khác.
Truyền thông về lợi ích của PrEP
Thuốc
điều trị PrEP uống như thế nào? Phải dùng sau bao lâu mới có tác dụng dự phòng
lây nhiễm HIV?
Hiện
nay PrEP được sử dụng theo 2 hình thức bằng đường uống:
1.
PrEP tình huống (Áp
dụng cho người có giới tính khi sinh là nam, bao gồm nam QHTD đồng giới hoặc khác giới, người chuyển giới nữ nhưng
không dùng hoóc môn khẳng định giới)
Sử dụng theo công thức: 2 +
1 + 1 cho một trong hai phác đồ sau: TDF/FTC; TDF/3TC. Cụ thể:
- Uống 2 viên (liều đầu
tiên): trong khoảng 2 -24 giờ trước quan hệ tình dục (QHTD)
- Uống viên thứ ba: 24
giờ sau liều đầu tiên.
- Uống viên thứ tư: 24
giờ sau liều thứ hai.
Lưu ý: Nếu tiếp tục có quan hệ
tình dục thì uống tiếp mỗi ngày 01 viên và uống tiếp 02 ngày liên tục sau lần
quan hệ tình dục cuối cùng.
2. PrEP hàng ngày
(Chỉ định cho mọi đối tượng đủ
tiêu chuẩn dùng PrEP)
- Uống mỗi ngày 01 viên
-
Đạt hiệu quả bảo vệ sau 7 ngày uống liên tục
-
Trường hợp đủ tiêu chuẩn sử dụng PrEP tình huống nhưng có nhu cầu sử dụng PrEP
hằng ngày thì có thể uống 2 viên trong ngày đầu tiên, những ngày tiếp theo sử
dụng ngày 01 viên.
Thuốc
PrEP có an toàn không? Có tác dụng phụ không? Đối với những trường hợp nào
chống chỉ định sử dụng PrEP?
PrEP an toàn với mọi người
kể cả phụ nữ mang thai. Hầu hết những người dùng PrEP không gặp tác dụng phụ
nào nghiêm trọng.
Tuy nhiên, một số ít người
có thể gặp phải một số tác dụng phụ như: buồn nôn, tiêu chảy, đau bụng, chóng
mặt, đau đầu… Thông thường, các phản ứng phụ này chấm dứt sau ít ngày sử dụng.
Cần trao đổi với bác sỹ ngay nếu những biểu hiện này kéo dài và ảnh hưởng đến
sinh hoạt.
Chi
phí khi điều trị PrEP
Hiện nay trên địa bàn tỉnh Nghệ
An, khách hàng sử dụng PrEP đang được hỗ trợ của dự án Quỹ toàn cầu nên tất cả
mọi chi phí liên quan đến xét nghiệm, thuốc… đều được miễn phí hoàn toàn.
Khách
hàng có thể nhận dịch vụ PrEP ở đâu tại Nghệ An?
Hiện nay trên địa bàn tỉnh nghệ An được triển
khai tại 04 điểm bao gồm:
-
Phòng
khám ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa TP Vinh;
ĐT: 091 6042227
-
Phòng
khám ngoại trú - Trung tâm Y tế Quỳ Hợp;
ĐT: 098 2981003
-
Phòng
khám ngoại trú – Bệnh viện đa khoa Diễn Châu; ĐT: 098 4809235
-
Phòng
khám Glink Nghệ An – số 5 ngõ 12 đường Lệ Ninh, P Quán Bàu; ĐT: 097 5544553
Khi đến các địa chỉ trên khách hàng sẽ được
tư vấn kỹ càng và làm các xét nghiệm cần thiết để được cấp thuốc điều trị.
Đừng do dự, hãy liên hệ ngay với chúng tôi khi bạn cần tư vấn
về điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV. Số điện thoại CDC Nghệ An: YS Trang:
0988911858; CN Tiến: 0855568899.
Khoa Phòng chống HIV/AIDS