image banner
Giảm loét dạ dày bằng phương pháp tự nhiên tại nhà
Lượt xem: 27
Loét dạ dày là bệnh về đường tiêu hóa thường gặp ở người trưởng thành và có xu hướng trẻ hoá.
 

Viêm loét dạ dày là một tình trạng bệnh lý theo một quá trình tiến triển từ nhẹ đến nặng. Tuy nhiên, bệnh nhân có thể không nhận ra cho đến khi gặp biến chứng nguy hiểm như xuất huyết tiêu hóa hoặc hẹp môn vị. Quyết định thăm khám hay tự điều trị tại nhà phụ thuộc vào tình trạng bệnh, mức độ viêm loét và triệu chứng của bệnh nhân.

Dấu hiệu đầu tiên thường bắt đầu là đau nhẹ vùng thượng vị, chán ăn, ợ hơi, ợ nóng thậm chí khó tiêu. Lúc này, người bệnh đau dạ dày nên làm gì, họ có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản để giảm cơn đau tại nhà. Tuy nhiên vẫn cần đi thăm khám để được bác sĩ chẩn đoán, đánh giá mức độ bệnh và phương pháp hỗ trợ chữa trị tại nhà.

Sau đây là một số phương pháp tự nhiên giúp giảm triệu chứng và hỗ trợ điều trị loét dạ dày.

1. Trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt

Một chế độ ăn tập trung nhiều trái cây, rau xanh và ngũ cốc nguyên hạt không chỉ tốt cho sức khỏe nói chung của bạn. Một chế độ ăn giàu vitamin có thể giúp cơ thể làm lành vết loét. Các loại thực phẩm có chứa polyphenols, một chất chống oxy hóa có thể bảo vệ bạn khỏi các vết loét và giúp vết loét mau lành.

Tăng cường thực phẩm chứa flavonoid: Táo, việt quất, súp lơ, bông cải xanh, đậu Hà Lan, trà xanh. Cách tốt nhất để đảm bảo hấp thụ đủ lượng flavonoid là ăn nhiều trái cây tươi và rau quả hàng ngày.

Flavonoid còn được gọi là bioflavonoid là những hợp chất tự nhiên có trong nhiều loại trái cây, rau củ, và đồ uống…có tác dụng bảo vệ niêm mạc dạ dày và ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn H.pylori. Flavonoid giúp giảm viêm và bảo vệ tế bào niêm mạc khỏi tổn thương.

Anh-tin-bai
Dấu hiệu đầu tiên viêm loét dạ dày thường bắt đầu là đau nhẹ vùng thượng vị, chán ăn

2. Nghệ trị viêm loét dạ dày

Nghệ là một loại gia vị quen thuộc chứa curcumin, một hợp chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh. Curcumin là thành phần chính trong nghệ, có khả năng bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi vi khuẩn H. pylori và thuốc chống viêm không steroid. Sử dụng nghệ thường xuyên có thể giúp lành vết loét và phòng ngừa ung thư. Nghệ có thể được sử dụng trong nấu ăn và pha trà.

Có thể sử dụng bằng cách pha hỗn hợp tinh bột nghệ và mật ong theo tỷ lệ 1:1 với nước ấm. Khuấy đều uống trực tiếp trước mỗi bữa ăn. Nên uống 3 lần/ ngày liên tục trong 2 tuần để thấy sự cải thiện.

3. Mật ong 

Mật ong là một nguyên liệu tự nhiên có tính kháng khuẩn cao, nó có thể giúp chống lại H.pylori và thúc đẩy quá trình lành vết loét dạ dày nhờ vào các enzym và đặc tính kháng viêm. Có thể dùng 2 thìa cà phê mật ong nguyên chất hòa cùng 200ml nước ấm. Nên uống vào buổi sáng sớm hoặc tối trước khi đi ngủ. Nên kiên trì thực hiện hằng ngày.

4. Dầu ô liu

Đơn giản chỉ cần thay thế dầu ăn thường xuyên của bạn với dầu ô liu để nhận lấy một số lợi ích sức khỏe. Dầu ô liu cũng có thể giúp điều trị tự nhiên HP, do chủ yếu có chứa một số hợp chất chống ôxy hóa mạnh mẽ.

Các hợp chất này có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP từ đó giảm nguy cơ viêm loét dạ dày. Nhiều nghiên cứu trên động vật đã khẳng định lợi ích của việc sử dụng dầu ô liu để điều trị nhiễm HP và các nhà nghiên cứu tin rằng nó cũng có lợi cho con người. Các nghiên cứu khác cho thấy rằng, tiêu thụ thường xuyên dầu ô liu có thể chứng minh hiệu quả trong điều trị loét dạ dày.

Anh-tin-bai
Nghệ là một loại gia vị quen thuộc chứa curcumin, một hợp chất có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn mạnh.

5. Trà xanh

Trà xanh có chứa các chất chống ôxy hóa và catechin, trà xanh có thể giúp ngăn ngừa thiệt hại ôxy hóa và nhiễm khuẩn gây nên. Uống trà xanh thường xuyên cũng có hiệu quả chống lại vi khuẩn HP. Hơn nữa, trà xanh cũng giúp làm giảm viêm và ngăn ngừa các rối loạn tiêu hóa.

6. Tỏi giảm viêm loét dạ dày

Tỏi chứa hợp chất allicin, có tính kháng khuẩn mạnh và có thể giúp ức chế sự phát triển của vi khuẩn H.pylori. Ăn tỏi sống hoặc bổ sung tỏi trong chế độ ăn uống có thể giúp giảm nguy cơ loét dạ dày.

Những thực phẩm nên tránh

Một số loại thực phẩm có thể sẽ khiến vết loét nặng hơn. Các loại thực phẩm nhiều dầu mỡ và nhiều axit là những loại thực phẩm thường gây kích thích dạ dày, tương tự như những loại thực phẩm cay nóng.

Để làm giảm tình trạng loét dạ dày, hãy tránh:

  • Cà phê, bao gồm cả cà phê đã tách caffein
  • Các loại đồ uống có gas
  • Ớt và hạt tiêu
  • Các loại thực phẩm chế biến sẵn
  • Thịt đỏ nhiều muối
  • Thực phẩm chiên rán quá kỹ.

Lưu ý: Mặc dù các phương pháp tự nhiên trên có thể giúp giảm triệu chứng loét dạ dày, nhưng không nên thay thế hoàn toàn các liệu pháp điều trị y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ biện pháp tự nhiên nào để đảm bảo chúng không gây tương tác xấu với các thuốc điều trị hiện tại.
 

Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14