Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV trong nhóm MSM
PrEP rất hữu hiệu đối với nhóm Nam
quan hệ tình dục đồng giới (MSM) là nhóm đang được cảnh báo là một trong những
nhóm nguy cơ cao của dịch HIV tại Việt Nam hiện nay. Tỷ lệ hiện nhiễm HIV trong
nhóm này tăng rõ rệt trong những năm gần đây. Giai đoạn 2010-2012, tỷ lệ dương
tính HIV trong cộng đồng MSM khoảng 3% nhưng đến nay, con số này khoảng 12% đến
15%, đặc biệt, tỷ lệ nhiễm mới cao. Tỷ lệ nhiễm mới HIV cao
trong nhóm MSM cũng tăng lên từng năm. Một số địa phương người nhiễm HIV mới
được phát hiện có tới hơn 50% là nhóm MSM và MSM được dự báo có thể trở thành
nhóm chiếm tỷ lệ lớn nhất trong tổng số người nhiễm mới HIV được ước tính hàng
năm trong thời gian tới. Chính vì vậy, song song với các
can thiệp truyền thống như sử dụng bao cao su, chất bôi trơn thì Tổ chức Y tế
Thế giới khuyến cáo sử dụng thuốc ARV để dự phòng lây nhiễm.

PrEP là viên kết hợp
hai loại thuốc kháng virut, giúp phòng ngừa lây nhiễm HIV trong cơ thể chúng ta
bằng cách ngăn cản sự phát triển chất xúc tác sinh học (enzym) là chất mà HIV
dùng để tạo ra các bản sao virut mới. Nếu dùng hàng ngày theo kê đơn, có thể
giảm nguy cơ nhiễm HIV từ 92-99 % ở những người có nguy cơ cao lây nhiễm
HIV. Từ năm 2015, Tổ chức Y tế Thế giới đã khuyến cáo sử dụng PrEP (như là một
phần của chiến lược dự phòng HIV toàn diện bao gồm cả việc sử dụng bao cao su)
ở những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao. Phương pháp này tuy không thay thế
được vắc-xin HIV hay những biện pháp phòng ngừa lây nhiễm HIV khác nhưng nó
cũng là một cách đơn giản có khả năng làm giảm 2/3 nguy cơ lây nhiễm HIV trong
nhóm MSM qua các thử nghiệm lâm sàng và qua các can thiệp thực tế trên thế
giới. Trước đó, theo một nghiên cứu do PATH thực hiện năm 2016, phần lớn trong
số 799 nam quan hệ tình dục đồng giới và người chuyển giới nữ đều tự đánh giá
bản thân có nguy cơ cao lây nhiễm HIV và bày tỏ sự quan tâm đến việc sử dụng và
chi trả cho PrEP.Các nghiên cứu của tổ chức quốc tế đã chứng minh: Điều
trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) giúp cho những người chưa bị nhiễm HIV
nhưng có nguy cơ cao, có thể dự phòng lây nhiễm HIV bằng cách uống 1 viên thuốc
mỗi ngày.
Tại Nghệ
An, Theo số liệu thống kê của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, trên địa bàn tỉnh
hiện có 3002 khách hàng đang sử dụng PrEP ở cuối kỳ báo
cáo, trong đó khách háng MSM là 2270
chiếm 75,6%.. Đây được xác định là nhóm khách hàng chính trong dự phòng
trước phơi nhiễm HIV. Điều đáng mừng là trong số khách hàng tân thủ điều trị
Prep theo hướng dẫn của bác sĩ đến nay chưa ghi nhận khách hàng nào bị nhiễm
HIV.
Với
sự hỗ trợ của dự án Quỹ toàn cầu, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật chủ động phối
hợp với các cơ sở điều trị đẩy mạnh hoạt động truyền thông tạo cầu nhằm thu hút
khách hàng tham gia chương trình ngày
càng tích cực hơn. Bên cạnh cung cấp dịch vụ PrEP miễn phí thì khách hàng còn
được hưởng các dịch vụ khac như tư vấn,
xét nghiệm, điều trị viêm gan B,C… trong
đó có nhóm khách hàng MSM được đặc biệt
quan tâm. Đến nay, các hoạt động truyền thông tạo cầu được thực hiện thường
xuyên thông qua các kênh truyền thông như Zalo, Facebook, TikTok, truyền thông
nhóm…đã góp phần nâng cao kiến thức về phòng chống HIV cho nhóm MSM, thu hút họ
đến các dịch vụ dự phòng trước phơi nhiễm HIV và dự phòng sau phơi nhiễm HIV
ngày càng tăng. Để đạt được kết quả đó, bên cạnh hoạt động truyền thông tạo
điểm nhấn, thì phải kể đến vai trò rất
quan trọng của tiếp cận viên cộng đồng. Các bạn chính là cầu nối quan trọng giữa cơ quan y tế
với những người có hành vi nguy cơ cao lây nhiễm HIV. Hầu hết các tiếp cận
viên cộng đồng đều xuất phát từ chính người của cộng đồng mà họ đang hỗ trợ.
Bởi vậy, công việc mà các tiếp cận cộng đồng đang làm là mong muốn đóng
góp chút công sức của mình cho cộng đồng, những nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương
và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đặc biệt là các bạn nam quan hệ tình dục đồng giới
(MSM).

Để
giảm tỷ lệ mắc HIV ở nhóm MSM, tiến tới thực hiện mục tiêu lớn là chấm dứt đại
dịch HIV/AIDS vào năm 2030, phải thực hiện đồng thời nhiều giải pháp nhất là
phổ biến kiến thức về HIV và cách phòng tránh lây nhiễm HIV, hướng dẫn sử dụng
thuốc dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP), dự phòng sau phơi nhiễm (PEP) cho các
đối tượng có nguy cơ cao, đặc biệt là nhóm MSM. Khuyến
cáo nhóm MSM nên đề nghị bạn tình kiểm tra sức khỏe trước khi quan hệ tình dục,
khám sức khỏe thường xuyên và sử dụng bao cao su 100% khi quan hệ tình dục. Bởi
sử dụng bao cao su không chỉ phòng ngừa lây nhiễm HIV mà còn phòng ngừa các
bệnh lây qua đường tình dục khác. Có thê thấy những ngày gần đây lượng khách
hàng trong nhóm MSM tham gia điều trị PrEP tăng khá nhanh. Tuy nhiên, vẫn còn
những tồn tại, khó khăn cần phải được tìm nguyên nhân và có các giải pháp, kế
hoạch quyết liệt hơn trong thời gian tới. Vấn đề đặt ra là, làm sao để nâng cao
nhận thức về PrEP đối với các đối tượng đích nhiều hơn nữa, mở nhanh dịch vụ ở
những vùng khó khăn, thu hút được nhiều khách hàng có nguy cơ cao lây nhiễm HIV
vào điều trị PrEP, kết nối tốt hơn nữa giữa các nhóm cộng đồng và cơ sở cung
cấp dịch vụ PrEP, duy trì tỷ lệ điều trị cao, sàng lọc và đưa được nhiều khách
hàng bị đồng nhiễm các bệnh lây truyền qua đường tình dục, viêm gan virus B, C
đến các chuyên khoa liên quan để được điều trị kịp thời.
Có
thể nói PrEP được cho là một bước tiến lớn trong kiểm soát tình hình nhiễm HIV
hiện nay. Việc đa dạng hóa, nâng cao chất lượng và mở rộng các hình thức điều
trị PrEP được kỳ vọng sẽ giúp giảm hơn nữa số ca nhiễm mới HIV tại Việt Nam nói
chung và Nghệ An nói riêng trong thời gian tới.
VT