01/04/2024
Điều cần biết khi dùng thuốc đặt âm đạo
Lượt xem: 1744
Thuốc đặt âm đạo là thuốc điều trị tại chỗ cho trường hợp bị viêm nhiễm phụ khoa. Trên thị trường có rất nhiều loại thuốc đặt âm đạo với thành phần và chỉ định điều trị khác nhau. Do đó, khi có dấu hiệu viêm phụ khoa, chị em cần phải lưu ý dùng thuốc cho đúng bệnh.
Các nhiễm trùng phụ khoa thường phải dùng thuốc đặt âm đạo như:
Viêm âm đạo: Là một trong những bệnh phụ khoa phổ biến nhất. Nguyên nhân là do mất cân bằng môi trường vi sinh trong âm đạo. Trong đó các vi khuẩn bất lợi, nấm, tạp khuẩn hay trùng roi xâm nhập và phát triển quá mức gây viêm nhiễm. Bệnh thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản, có quan hệ tình dục hoặc vệ sinh đường sinh dục không đúng cách (ngâm hoặc rửa vùng kín từ hướng ngược đằng sau ra đằng trước, vô tình làm vi khuẩn có sẵn từ hậu môn xâm nhập vào vùng kín)…
Viêm cổ tử cung: Là tình trạng cổ tử cung bị viêm nhiễm khi viêm âm đạo không được điều trị dứt điểm, các tác nhân gây bệnh xâm nhập sâu hơn. Bệnh cũng có thể do vệ sinh cơ quan sinh dục không đúng cách, đặc biệt là trong thời kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi quan hệ tình dục.
Viêm nội mạc tử cung: Là tình trạng viêm nhiễm trong buồng tử cung, thường xảy ra ở phụ nữ sau sinh hoặc sau khi thực hiện các thủ thuật nạo hút thai, đặt vòng, lấy vòng...
Co nhiều loại thuốc đặt âm đạo, mỗi loại có chỉ định sử dụng khác nhau.
Viêm ống dẫn trứng: Là tình trạng viêm nhiễm xảy ra tại ống dẫn trứng, do tác nhân gây bệnh từ âm đạo và cổ tử cung lan sâu vào ống dẫn trứng...
Các loại thuốc đặt âm đạo
Thuốc đặt âm đạo là một trong những biện pháp điều trị đầu tiên khi bị viêm nhiễm âm đạo. Mỗi loại viêm nhiễm khác nhau sẽ có thuốc đặt khác nhau. Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay phổ biến 4 nhóm thuốc đặt âm đạo, bao gồm:
Thuốc chứa estrogen: Estrogen là một hormone có vai trò quan trọng đối với nữ giới. Hormone này giúp điều phối các hoạt động trong tuyến sinh dục, đồng thời hỗ trợ sự phát triển của niêm mạc các cơ quan sinh dục như tử cung và âm đạo. Ngoài ra, estrogen còn tham gia vào quá trình sản xuất acid lactic và glycogen giúp duy trì nồng độ pH cân bằng tại tử cung.
Khi nồng độ pH cân bằng thì các lợi khuẩn được phát triển thuận lợi trong môi trường âm đạo và kìm hãm các hại khuẩn phát triển, ngăn ngừa nguy cơ viêm nhiễm phụ khoa.
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)