image banner
Đem lại ánh sáng cho bệnh nhân nhi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh
Lượt xem: 378
Bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh là tình trạng mà thủy tinh thể của trẻ bị mờ đục từ khi mới sinh ra. Đây là một bệnh lý quan trọng, cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa những biến chứng nghiêm trọng về thị lực sau này.
Vừa qua, Khoa Mắt, Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An tiếp nhận bệnh nhân nhi L.T.P.T, 4 tuổi (Nghi Lộc, Nghệ An), tiền sử khỏe mạnh. Theo lời kể người nhà, khoảng 1 tháng nay người nhà thấy trẻ xuất hiện triệu chứng quờ quạng mỗi khi tìm đồ vật, thấy trong mắt trái trẻ có chấm bất thường màu trắng đục nên đưa trẻ vào viện.
Anh-tin-bai
Các bác sĩ tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi
Qua thăm khám và làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bệnh nhân được chẩn đoán mắc bệnh đục thủy tinh thể bẩm sinh, bệnh nhân được phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể đục có đặt IOL đồng thời cắt bao sau để ngăn ngừa sự mờ đục của bao sau sau phẫu thuật.
Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ekip gây mê và phẫu thuật.
 Trẻ cần được gây mê toàn thân để đảm bảo an toàn và giữ yên trong suốt quá trình phẫu thuật. Việc gây mê cũng giúp ekip phẫu thuật thực hiện các thao tác một cách chính xác và nhanh chóng.
Anh-tin-bai

Bệnh nhi bị đục thủy tinh thể bẩm sinh

 Đo đạc và tính công suất thủy tinh thể: Trước khi tiến hành phẫu thuật, việc đo đạc và tính toán công suất của thủy tinh thể nhân tạo (IOL) là rất quan trọng. Công việc này cần được thực hiện trong quá trình trẻ đang được gây mê để có được kết quả chính xác nhất.
Phẫu thuật lấy thủy tinh thể: Bước tiếp theo là phẫu thuật loại bỏ thủy tinh thể bị đục ra khỏi mắt.
Đặt thủy tinh thể nhân tạo (IOL): Sau khi thủy tinh thể bị đục được loại bỏ, một thủy tinh thể nhân tạo sẽ được đặt vào mắt. IOL giúp khôi phục lại khả năng nhìn cho bệnh nhân.
Cắt bao sau: Trong quá trình phẫu thuật, cắt bao sau cũng được thực hiện để ngăn ngừa sự mờ đục của bao sau sau phẫu thuật. Đây là một biến chứng thường gặp và có thể ảnh hưởng đến thị lực nếu không được xử lý kịp thời.
Sau phẫu thuật thị lực bệnh nhân cải thiện. Phẫu thuật điều trị đục thủy tinh thể bẩm sinh là một quy trình phức tạp, đòi hỏi sự phối hợp chặt chẽ giữa các ekip gây mê và phẫu thuật. Quy trình này đòi hỏi sự chính xác và chuyên nghiệp của đội ngũ y tế để đảm bảo kết quả tốt nhất cho bệnh nhân.
Theo ThS.BS. Nguyễn Văn Độ – Phó trưởng khoa Mắt, Bệnh viện HNĐK Nghệ An cho biết: Sau phẫu thuật lấy thuỷ tinh thể đặt thuỷ tinh thể nhân tạo điều trị bệnh đục thuỷ tinh thể bẩm sinh, bệnh nhân cần được chỉnh kính và theo dõi sát để giúp bệnh nhân nhìn rõ tránh hiện tượng nhược thị. Trong quá trình phát triển trẻ cần được theo dõi thăm khám định kỳ để chỉnh khúc xạ phù hợp với sự thay đổi cấu trúc nhãn cầu của bệnh nhân.

Nguyễn Linh ( theo BV Hữu Nghị Đa khoa Nghệ An )

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14