10/02/2025
Cảnh giác với dấu hiệu thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh
Lượt xem: 39
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng phổ biến, thường xuất hiện ở người lớn tuổi nhưng cũng đang ngày càng trẻ hóa dưới lối sống hiện đại. Bệnh có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm chèn ép dây thần kinh
Thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh xảy ra khi đĩa đệm bị lồi hoặc thoát vị ra ngoài và chèn ép lên các dây thần kinh xung quanh.
Các vị trí thường bị chèn ép khi đĩa đệm thoát vị là dây thần kinh cổ và ở thắt lưng (dây thần kinh tọa). Tại từng vị trí đĩa đệm chèn ép sẽ có triệu chứng khác nhau:
Khi đĩa đệm chèn ép dây thần kinh cổ: gây ra tình trạng đau tê, nhức mỏi vùng vai gáy, nhất là khi thực hiện các động tác ngửa, xoay, cúi cổ. Về lâu dài, người bệnh sẽ bị đau tê xuống cánh tay, cẳng tay, bàn tay.
Khi đĩa đệm chèn dây thần kinh tọa: cơn đau âm ỉ xuất hiện ở vùng hông, thắt lưng, một bên mông rồi lan đến phần đùi, cẳng chân, bàn chân. Cơn đau tăng lên khi cử động, đi lại làm hạn chế khả năng vận động và ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày. Thỉnh thoảng vị trí đau nhức còn ngứa ran như kim châm hoặc bị co giật cơ nhẹ.
Biến chứng của thoát vị đĩa đệm tổn thương dây thần kinh
Tùy theo mức độ chèn ép dây thần kinh mà triệu chứng đau có thể diễn ra từ nhẹ đến nặng, khiến nhiều người chủ quan. Tuy nhiên, việc phát hiện chậm trễ hoặc điều trị sai phương pháp có thể khiến bệnh tiến triển nặng và gây ra các biến chứng như rối loạn cảm giác, rối loạn chức năng vận động, teo cơ, thậm chí mất khả năng di chuyển.
Từng bị căn bệnh thoát vị đĩa đệm dày vò suốt 8 năm, Cô Ngọc Phượng (60 tuổi, Vũng Tàu) chia sẻ: "Bệnh khiến tôi đau dữ dội ở thắt lưng và kéo dài xuống chân, không thể đi lại, mọi sinh hoạt phải di chuyển bằng xe lăn. Tôi có dùng thuốc giảm đau nhưng cơn đau không thuyên giảm mà còn để lại biến chứng lên dạ dày".
Nhiều trường hợp khác cũng có hoàn cảnh tương tự, nỗi "khổ" ở đây không chỉ là cơn đau vật lý, mà còn là những lo âu, ảnh hưởng tinh thần và chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Giải pháp điều trị thoát vị đĩa đệm chèn dây thần kinh an toàn, hiệu quả
Khi nhận thấy các triệu chứng bất thường như đau lan xuống chân, tê chân, đau khi thay đổi tư thế xuất hiện thường xuyên, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa xương khớp để kiểm tra và tiếp nhận giải pháp điều trị phù hợp.
Người bệnh không nên tự ý dùng thuốc bởi chỉ giúp giảm đau tạm thời, nếu lạm dụng thuốc trong thời gian dài có thể gây các vấn đề về dạ dày và thận. Còn phẫu thuật chỉ nên là biện pháp điều trị cuối cùng vì tiềm ẩn nhiều rủi ro như nhiễm trùng, tái phát sau khi mổ.
Chiropractic với các thao tác nắn chỉnh đúng kỹ thuật sẽ đưa đĩa đệm vào đúng vị trí, giải phóng sự chèn ép dây thần kinh; kết hợp vật lý trị liệu giúp giảm đau, sưng viêm và tăng tốc độ phục hồi. Cùng chương trình Phục hồi chức năng Pneumex hiện đại với các thiết bị giảm áp đĩa đệm ở 4 tư thế khác nhau (nằm, ngồi, đứng, đi bộ) và bài tập trị liệu chuyên biệt. Qua đó giúp người bệnh cải thiện sự linh hoạt của các khối cơ - cột sống và nâng tầm vận động tối đa.
Phạm Hường (theo báo SK&ĐS)