20/02/2025
Cách chăm sóc trẻ bị viêm mũi họng cấp khi giao mùa
Lượt xem: 44
Bệnh thường do virus gây ra và thường sẽ tự khỏi sau 7 – 10 ngày nếu được chăm sóc đúng cách.
Viêm mũi họng cấp thường gặp vào mùa lạnh, khi thời tiết thay đổi, khởi đầu là nhiễm virus, dưới tác dụng của độc tố thì sức đề kháng giảm sút, tạo điều kiện cho bội nhiễm vi khuẩn như liên cầu, phế cầu,…. ( là các vi khuẩn nằm vùng có sẵn trong mũi họng) có thể lây lan trong cộng đồng từ nước bọt, nước mũi, khi nói hay hắt hơi,….
Bệnh sẽ trở nặng, gây biến chứng và thời gian điều trị sẽ bị kéo dài nếu để trẻ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Viêm mũi họng cấp là viêm cấp tính niêm mạc vùng mũi và họng, thường kết hợp với viêm Amidan, VA,…
Nguyên nhân gây viêm mũi họng cấp ở trẻ
Viêm mũi họng đỏ cấp: Có thể do vi khuẩn hoặc virus
- Do vi khuẩn: Chiếm 20 - 40% tổng số viêm mũi họng, bao gồm:
+ Liên cầu beta tan huyết nhóm A (phổ biến), B, C, G
+ Heamophilus influenza
+ Tụ cầu vàng
+ Moraxella catarrhalis
+ Các vi khuẩn kị khí
- Do virus: Chiếm 60 – 80 %, gồm:
+ Adenovirus
+Virus cúm
+ Virus para – influenza
+Virus Herpes : gây viêm họng có bóng nước nhưng gây viêm miệng nhiều hơn ở họng
Viêm mũi họng loét: Chiếm khoảng 5%
- Thường bị một bên như viêm họng cấp săng giang mai.
- Bị hai bên như viêm họng do các bệnh về máu (bệnh bạch cầu cấp,…).
- Viêm họng có giả mạc như viêm họng bạch hầu,…
Một số nguyên nhân khác:
Ngoài những nguyên nhân kể trên, những trẻ mắc bệnh viêm họng cấp còn có thể là do:
- Thời tiết và nhiệt độ thay đổi một cách thất thường.
- Tiếp xúc thường xuyên với khói thuốc lá hoặc sinh sống trong môi trường ô nhiễm.
- Thường xuyên uống đồ quá lạnh.
- Trẻ nhỏ không chú ý giữ gìn vệ sinh cá nhân, rửa tay không đúng cách, không dùng xà phòng hoặc không rửa tay thường xuyên,…
- Trẻ nhỏ có tiền sử mắc các bệnh về tai mũi họng.
Biểu hiện trẻ bị viêm mũi họng cấp
- Nên tắm bằng nước ấm trong phòng kín gió.
- Chườm ấm cho trẻ khi sốt vừa. Kết hợp dùng thuốc hạ sốt nếu trẻ sốt cao >=38.5 độ C.
- Mặc quần áo mỏng, thoáng. Ở phòng thoáng mát, thông gió, không đóng kín cửa.
- Tránh bụi, khói thuốc lào, thuốc lá, các đồ ăn lạnh, nước đá....
- Vệ sinh mũi sạch: Dùng nước muối sinh lí nhỏ mũi hoặc nước muối biển dạng phun sương xịt mũi (ngâm ấm nếu trời lạnh). Dùng ống hút 2 đầu để hút sạch dịch mũi. Nên làm ngày 3-4 lần.
- Vệ sinh họng sạch: Xúc họng bằng nước muối sinh lí, dung dịch xúc họng
Khi thấy trẻ có các dấu hiệu như: Sốt cao khó hạ, sốt kéo dài; Ho nhiều; Khò khè, khó thở; Quấy khóc nhiều; Li bì, không chơi… nên đưa trẻ đến cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)