Bệnh zona bùng phát cao vào mùa xuân, người già và trẻ em nên đối phó thế nào?
Zona là bệnh do virut gây nên, tấn công chủ yếu lên da và thần kinh ở vùng da, thường khởi phát đột ngột, diễn biến cấp tính. Khi thời tiết chuyển mùa là điều kiện thuận lợi cho bệnh bùng phát. Bệnh zona thần kinhcó thể tự khỏi trong vòng 2 - 3 tuần và chỉ để lại những vết thẫm màu trên da. Nhưng nếu không biết cách điều trị, chăm sóc thì căn bệnh này có thể gây nhiều biến chứng, thậm chí dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.
Dấu hiệu nhận biết
Khi bị
nhiễm virut Zona, người bệnh sốt 38-39˚C, đau mình mẩy, đau nhức đầu, người mệt
mỏi, nước tiểu vàng... Bắt đầu bằng dấu hiệu đau tai dữ dội, cảm giác rát như
bị bỏng, khó chịu dọc theo ống tai ngoài, vùng da trước và sau tai. Bệnh nhân
cảm nhận thấy đau nhức sâu trong tai. Triệu chứng đau tai diễn biến thành từng
cơn, kéo dài trong vài ngày. Đôi khi cảm giác đau này lan xuống miệng, họng kèm
theo rối loạn cảm giác ở họng, lưỡi làm người bệnh ăn uống như dùng phải đồ
nóng.
Da vùng
đau rát dần dần có những mụn nước nhỏ bằng đầu đinh ghim ngày càng nhiều, trong
lòng chứa dịch màu vàng chanh nằm rải rác trên vùng da nắp tai, loa tai, cửa
ống tai (gọi là vùng Ramsey - Hunt: đây là những nhánh của dây thần kinh). Sau
vài ngày, những mụn nước này vỡ đi, lúc đó vị trí các mụn nước hình thành các
vảy rồi bong dần để lại nhiều vết sẹo lấm tấm trắng trên da. Một số trường hợp
virut zona làm tổn thương dây thần kinh điều khiển vận động cơ mặt (dây VII),
bệnh nhân sẽ có biểu hiện liệt mặt cùng bên với mụn nước. Người bệnh phàn nàn
bị nghe kém bên tai cùng với tai bị bệnh. Trong tai xuất hiện tiếng ù như tiếng
ve kêu, dế kêu. Bệnh nhân có thể có biểu hiện chóng mặt, đi loạng choạng.
Nguy cơ cao ở người lớn tuổi
Bệnh
zona thường gặp ở mọi lứa tuổi, trừ trẻ sơ sinh nhưng xảy ra ở người lớn nhiều
hơn, có tới gần 70% người bị zona trên 45 tuổi, gần 5% trường hợp trẻ dưới 15
tuổi. Người khỏe mạnh cũng bị zona tấn công nhưng thường gặp hơn ở người cao
tuổi, càng nhiều tuổi thì nguy cơ mắc bệnh càng cao.
Người có
sức đề kháng kém hoặc đang dùng các hóa chất tiêu diệt tế bào ung thư, thuốc ức
chế miễn dịch, người suy giảm miễn dịch... là những đối tượng có nguy cơ mắc
bệnh cao. Nếu không điều trị đúng, bệnh zona nặng sẽ dẫn đến nhiều biến chứng.
Biến
chứng thường gặp nhất là đau dây thần kinh sau zona, nhất là ở người cao tuổi.
Các cơn đau đôi khi kéo dài cả năm sau khi vết thương trên da đã lành. Nhiều
trường hợp bị biến chứng gây bội nhiễm da, tạo thành mụn mủ loét sâu, viêm màng
não, viêm tụy cắt ngang, xuất huyết giảm tiểu cầu... do điều trị bệnh muộn và
sai cách. Nguy hiểm hơn khi zona tấn công dây thần kinh tam thoa ở mặt, mụn
nước sẽ mọc trên mặt, trong miệng và mắt, tổn thương vào dây thần kinh thị giác
sẽ gây mù mắt, bệnh tấn công vào tai có thể làm giảm thính lực.
Dễ lây lan
Biểu
hiện ban đầu của bệnh zona là đau dây thần kinh hoặc dị cảm trước khi xuất hiện
thương tổn, đau nhức, cảm giác bỏng rát, ngứa, đôi khi thấy bứt rứt khó chịu ở
một vùng da. Đau trong giai đoạn này có thể nhầm với đau nửa đầu, thiên đầu
thống, đau do bệnh lý tim, đau bụng ngoại khoa.
Bệnh
zona thần kinh là bệnh truyền nhiễm, có thể dễ lây lan trong gia đình và khu
vực vào mùa hè, mùa mưa, khi thời tiết giao mùa do tiếp xúc hoặc sinh hoạt
chung với những người mắc bệnh. Bệnh có thể tự khỏi trong vòng 2 - 3 tuần và có
thể dễ dàng lây truyền từ người này sang người khác.
Khi ở
chung với những người mắc bệnh zona, những người đã tiêm ngừa zona hay thủy đậu
không có miễn dịch bền vững vẫn có thể lây bệnh thông qua việc tiếp xúc thông
thường như dùng chung khăn mặt, khăn tắm với người bệnh. Khi những mụn nước do
bệnh zona đã khô, bệnh không còn khả năng lây nhiễm. Ngoài ra, bệnh có thể lây
truyền từ người bị nhiễm sang trẻ em hay người lớn mà những người này trước đây
không mắc bệnh thuỷ đậu, những người đã mắc bệnh thuỷ đậu sẽ không bị nhiễm
zona từ người khác.
Chẩn đoán bằng cách nào?
Thăm
khám lâm sàng thấy ở trước hay sau tai bệnh nhân có nổi những hạch nhỏ. Da ống
tai ngoài dày, đỏ, có nhiều mụn nước ở các giai đoạn khác nhau, cái thì đã vỡ,
cái đã tạo sẹo, có cái đang chứa dịch vàng. Nếu bệnh nhân chà xát nhiều vào
vùng này, mụn nước sẽ bị nhiễm trùng làm bội nhiễm, có thể gây viêm tấy lan toả
ống tai ngoài, viêm sụn vành tai... Màng nhĩ sung huyết đỏ. Đo thính lực đồ kém
tiếp nhận. Xét nghiệm máu không có nhiều giá trị, chỉ thấy bạch cầu giảm mức độ
ít. Nghiệm pháp miễn dịch huỳnh quang tìm virut cũng chỉ mang tính chất gợi ý.
Chẩn đoán chủ yếu dựa vào diễn biến và triệu chứng lâm sàng là dấu hiệu đau và
mụn nước nằm ở vùng của các dây thần kinh, một bên.
Cách trị zona
Khi
nhiễm virut zona thường được sử dụng nhóm thuốc kháng virut (aceclorvir) hay
dùng là zovirax liều thay đổi tuỳ theo tuổi. Kháng sinh chống bội nhiễm, kháng
viêm, chống phù nề... Nếu có kèm theo liệt mặt, cần sử dụng thuốc chuyên biệt
và sử dụng vitamin B1, B6, B12 liều cao uống hoặc tiêm. Thuốc tăng cường
miễn dịch cũng đang được áp dụng điều trị phối hợp. Tại chỗ: bôi thuốc mỡ kháng
viêm, chống virut như mỡ zovirax vùng có mụn nước để giảm đau, chống viêm,
chống tạo sẹo, chống tình trạng bội nhiễm của các mụn nước.
Lời
khuyên của bác sĩ
Người
bệnh cần phải tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ trong quá trình điều trị. Tuyệt
đối không điều trị theo mách bảo như: đắp đỗ xanh, gạo nếp hoặc các lá thuốc
nam, ngậm rồi phun một loại chất lỏng lên vùng tổn thương da. Cách làm đó không
chữa được bệnh mà còn tăng nguy cơ bội nhiễm da, gây loét, kích ứng da...
Zona
thường gây bệnh khi cơ thể bị suy giảm sức đề kháng, một số trường hợp có HIV (
) và Zona là một trong những biểu hiện khi bệnh chuyển sang giai đoạn muộn. Do
đó, để tránh bị bệnh, việc giữ để có được một cơ thể khoẻ mạnh bằng chế độ ăn
uống, tập thể dục, lối sống và sinh hoạt lành mạnh góp phần rất quan trọng.
Thái Minh (theo Báo Đời Sống)