24/08/2023
Bệnh tay chân miệng và những điều cần biết
Lượt xem: 755
Tháng 8 là thời gian bắt đầu năm học mới, cũng là thời điểm bệnh tay chân miệng vào mùa. Bệnh do nhiễm virus cấp tính, lây truyền theo đường tiêu hóa, thường gặp ở trẻ nhỏ và rất dễ lây lan.
Dấu hiệu bệnh ở trẻ:
+ Vết loét đỏ hay phỏng nước: Ở niêm mạc miệng, lợi lưỡi hoặc ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, vùng mông, đầu gối.
+
Sốt nhẹ thoáng qua, hoặc sốt cao 39 – 40 độ.
+ Ho, chảy nước mũi, hắt hơi.
+ Nôn ói và đi ngoài phân lỏng.
+ Trẻ bứt rứt, khó chịu, dễ quấy khóc và ăn uống kém
Hiện nay, chưa có vắc xin phòng bệnh và chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Để phòng bệnh mùa tựu trường, Bộ Y tế khuyến cáo các trường học, đặc biệt các cơ sở giáo dục mầm non cần:
Thường xuyên rửa sạch bàn tay của trẻ và người chăm sóc.
Vệ sinh hàng ngày và khử khuẩn hàng tuần đồ chơi, vật dụng, nơi sinh hoạt của trẻ.
Thu gom, xử lý chất thải hợp vệ sinh.
Không tiếp xúc với trẻ bệnh.
Khi nghi ngờ trẻ có dấu hiệu bị tay chân miệng nên đưa trẻ đến ngay các cơ sở y tế để được khám và điều trị.
Khi trẻ mắc bệnh, cho trẻ nghỉ học từ 7 - 10 ngày để chăm sóc và tránh lây truyền cho các trẻ khác tại trường học.
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm có thể điều trị tại nhà theo phác đồ của Bác sĩ. Bệnh thường tự khỏi sau 7 - 10 ngày mà không gây ra nhiều nguy hiểm cho trẻ. Tuy nhiên, nếu không phát hiện sớm, chữa trị kịp thời, bệnh tay chân miệng có thể dẫn đến một số biến chứng nghiêm trọng khác. Vì vậy, ba mẹ cần đưa trẻ thăm khám càng sớm càng tốt khi có các dấu hiệu bất thường.
TTGDSK