image banner
Báo động về bệnh liên cầu khuẩn lợn gây tử vong ở người
Lượt xem: 1512
Bệnh do vi khuẩn Streptococcus suis gây ra. Vi khuẩn này có thể lây nhiễm sang người qua đường tiếp xúc trực tiếp chăn nuôi, hay giết mổ, chế biến thịt lợn bệnh. Ngoài lây truyền qua tiếp xúc vết thương, liên cầu khuẩn lợn còn lây qua giọt bắn đường hô hấp và xâm nhập qua đường tiêu hóa sau khi ăn phải thịt lợn nhiễm bệnh chưa nấu chín.

Anh-tin-bai

Không chủ quan với Bệnh liên cầu khuẩn lợn 

 

Các bệnh lý nguy hiểm mà người bệnh thường gặp khi nhiễm liên cầu khuẩn lợn là viêm phổi, viêm màng não, viêm cơ tim và viêm khớp. Nếu không được điều trị kịp thời có thể gây tử vong do độc tố vi khuẩn gây sốc nhiễm khuẩn, viêm nội tâm mạc, suy đa phủ tạng, nhiễm khuẩn huyết. Những người bị suy giảm miễn dịch và lợn bị suy giảm miễn dịch có nguy cơ mắc bệnh cao.

* Các biểu hiện chính của bệnh là sốt cao, có những cơn rét run; nôn và buồn nôn, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy; đau đầu dữ dội. Trường hợp bệnh nặng, nguy kịch sẽ xuất hiện các rối loạn thần kinh như: Lơ mơ, lú lẫn, hôn mê, co giật…, hoặc tổn thương các dây thần kinh trung ương như điếc, mắt mờ; rối loạn tuần hoàn. Ngoài ra, người bệnh còn xuất hiện rối loạn hô hấp như: Khó thở, viêm phổi, suy hô hấp; suy chức năng gan; suy chức năng thận; xuất huyết dưới da toàn thân dưới dạng mảng bầm tím; xuất huyết niêm mạc; xuất huyết nội tạng và nhiều rối loạn khác do nhiễm trùng huyết, suy đa phủ tạng, rối loạn đông máu và sốc nhiễm trùng.

+ Khi phát hiện một trong những triệu chứng trên, nhất là ở những người có tiền sử tiếp xúc thường xuyên với lợn hoặc ăn tiết canh, thịt lợn thì cần khẩn trương đưa người bệnh đến khám và điều trị tại các cơ sở y tế.

* Bệnh liên cầu lợn nguy hiểm một phần vì hiện chưa có vắc xin phòng nhiễm liên cầu khuẩn lợn cho người. Tuy nhiên, vi khuẩn gây bệnh liên cầu khuẩn lợn hoàn toàn bị tiêu diệt khi thực phẩm được nấu chín kỹ. Đồng thời, bệnh liên cầu khuẩn lợn cũng có thể chữa khỏi nếu người bệnh được phát hiện và điều trị sớm bằng các loại kháng sinh và các biện pháp điều trị đặc biệt. Để tránh mắc bệnh, các bác sĩ khuyến cáo:

- Những người chăn nuôi và giết mổ, chế biến thịt lợn cần nghiêm chỉnh chấp hành và thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chăn nuôi, vệ sinh chuồng trại, vệ sinh khi tiếp xúc, giết mổ chế biến thịt lợn như mặc quần áo bảo hộ, đi ủng, đeo găng tay; thường xuyên phun khử khuẩn chuồng trại, nơi giết mổ.

- Không mua bán, vận chuyển, giết mổ lợn ốm, chết hoặc sản phẩm từ lợn không đảm bảo vệ sinh;

- Lợn bệnh, lợn chết phải được tiêu hủy, chôn, phun thuốc khử trùng theo đúng quy định.

- Bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm. Tuyệt đối không giết mổ, không ăn thịt lợn bệnh, lợn chết, tiết canh lợn, thịt lợn sống, thịt lợn tái chưa nấu chín kỹ.

- Người tiêu dùng nên lựa chọn mua thịt lợn đã qua kiểm định của cơ quan thú y, tránh mua thịt lợn có màu đỏ khác thường, xuất huyết hoặc phù nề.

- Thực hiện tốt vệ sinh cá nhân, sử dụng găng tay và các dụng cụ bảo hộ cần thiết khác khi tiếp xúc với lợn, chế biến thịt lợn, thường xuyên rửa tay với xà phòng, đặc biệt là trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh; Không dùng chung đồ dùng cá nhân, thiết bị, dụng cụ với bệnh nhân (đặc biệt là đồ ăn, nước uống, khăn giấy, khăn tắm… với người khác); Nên che miệng khi ho và hắt hơi để tránh lây truyền liên cầu khuẩn nhóm A (nếu có) trong không khí.

- Đối với môi trường công cộng cần thực hiện tốt các biện pháp vệ sinh chung, đặc biệt là nhà trẻ, cơ sở y tế, nơi sản xuất thực phẩm, trường học, khu vui chơi, đặc biệt là tại khu vực đang sinh sống.

- Khi có biểu hiện mắc bệnh, cần đến ngay cơ sở y tế để được khám và điều trị kịp thời.

 

Anh-tin-bai

Nguyễn Linh ( Tổng hợp )

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14