image banner
6 câu hỏi thường gặp liên quan đến hẹp niệu đạo
Lượt xem: 36
Hẹp niệu đạo gây nhiều phiền toái, khi đi tiểu, bệnh nhân thường cảm thấy đau buốt, khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Điều này ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và tâm lý người bệnh.
1. Y học cổ truyền có điều trị hẹp niệu đạo được không?
Y học cổ truyền tập trung vào việc cân bằng âm dương, khí huyết trong cơ thể, từ đó giúp cải thiện chức năng của các cơ quan, bao gồm cả hệ tiết niệu. Một số phương pháp của y học cổ truyền có thể giúp giảm viêm, tiêu sưng, tăng cường tuần hoàn máu, từ đó hỗ trợ quá trình điều trị hẹp niệu đạo. 
Ví dụ châm cứu có thể giúp giảm đau, thư giãn cơ bắp, tăng cường tuần hoàn máu đến vùng chậu, hỗ trợ quá trình tiểu tiện. Nhiều loại thảo dược có tác dụng kháng viêm, lợi tiểu, giúp làm thông thoáng đường tiểu, giảm sưng tấy...
Y học cổ truyền thường được xem như là một phương pháp hỗ trợ, kết hợp với các phương pháp điều trị hiện đại như nong niệu đạo, phẫu thuật để đạt hiệu quả cao nhất. Để đảm bảo an toàn và hiệu quả, người bệnh nên tìm đến những thầy thuốc y học cổ truyền có kinh nghiệm và uy tín.
2. Hẹp niệu đạo không được điều trị ảnh hưởng thế nào tới sức khỏe?
Anh-tin-bai
Hẹp niệu đạo gây tắc nghẽn đường tiết niệu dẫn đến nhiễm trùng.
Hẹp niệu đạo nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách dễ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến sức khỏe sinh sản và chức năng thận. Tổn thương lâu dài của tình trạng hẹp niệu đạo không điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của người bệnh.
Theo TS.BS. Nguyễn Đình Liên - chuyên gia Thận tiết niệu - Nam học, tình trạng hẹp niệu đạo nếu không được điều trị thì sẽ diễn tiến đến bí tiểu hoàn toàn. Điều này có thể gây bí tiểu đột ngột rất nguy hiểm. Tình trạng bí tiểu lâu dài do hẹp niệu đạo có thể ảnh hưởng đến chức năng của bàng quang và chức năng thận. Hậu quả là có thể diễn tiến đến nhiễm trùng đường tiết niệu nặng, sỏi đường tiết niệu, suy thận và gây vô sinh ở nam giới.
3. Hẹp niệu đạo có chữa khỏi được không?
Lựa chọn điều trị cho bệnh hẹp niệu đạo rất đa dạng, phụ thuộc vào chiều dài, vị trí và mô sẹo liên quan đến đoạn hẹp. Các phương pháp điều trị bao gồm: nong làm rộng niệu đạo, cắt hẹp với laser hoặc bằng dao cắt nội soi hoặc phẫu thuật tạo hình cắt nối, dùng vạt da hoặc với mảnh ghép.
Hiện nay, phẫu thuật tạo hình niệu đạo là phương pháp điều trị hiệu quả cho tình trạng hẹp niệu đạo. Đây là phẫu thuật phức tạp, đòi hỏi sự tinh tế, kinh nghiệm và tay nghề của bác sĩ và những phương tiện máy móc của chuyên ngành niệu khoa.
Phẫu thuật điều trị hẹp niệu đạo nhằm tái tạo niệu đạo. Các phương pháp phẫu thuật không ngừng được cải tiến, giúp khả năng tạo hình ống niệu đạo trở về đúng sinh lý ban đầu, nhằm nâng cao chất lượng sống cho người bệnh. Cùng với việc áp dụng kỹ thuật mới, tỷ lệ thành công của phẫu thuật hẹp niệu đạo hiện nay lên đến 98%.
4. Thay đổi lối sống tốt cho bệnh nhân hẹp niệu đạo
Nếu hẹp niệu đạo không ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân, chỉ cần thực hiện một số biện pháp phòng ngừa và lối sống đơn giản sẽ giúp người bệnh luôn khỏe mạnh và kiểm soát tình trạng bệnh.

Thực hành tình dục an toàn và phòng tránh các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
Giữ an toàn cho bản thân khỏi các chấn thương niệu đạo và vùng chậu.
Nên tham khảo ý kiến bác sĩ và điều trị thích hợp trước khi các triệu chứng bắt đầu trở nên nghiêm trọng hơn theo thời gian.
5. Đối tượng nào dễ bị hẹp niệu đạo?
Anh-tin-bai
Khi có các triệu chứng hẹp niệu đạo, cần đi khám tại phòng khám chuyên khoa để được điều trị đúng cách.
Hẹp niệu đạo có thể bắt gặp ở bất cứ đối tượng nào. Tuy nhiên, hẹp niệu đạo ở nam giới hay gặp hơn hẹp niệu đạo ở nữ giới bởi niệu đạo của nam dài hơn, có cấu trúc phức tạp đi qua nhiều cơ quan trong cơ thể khiến bộ phận này dễ bị tổn thương do chấn thương, các nhân tố viêm nhiễm hơn. Một số đối tượng có nguy cơ cao mắc bệnh hẹp niệu đạo:
Những người đã từng bị viêm niệu đạo: Các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai có thể gây viêm niệu đạo, để lại sẹo và dẫn đến hẹp niệu đạo.
Những người đã từng đặt ống thông tiểu: Việc đặt ống thông tiểu trong thời gian dài có thể gây tổn thương niệu đạo, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và gây viêm nhiễm.
Những người bị chấn thương vùng chậu: Các tai nạn giao thông, chấn thương thể thao có thể gây tổn thương niệu đạo, dẫn đến hẹp.
Những người đã từng phẫu thuật vùng chậu: Phẫu thuật tuyến tiền liệt, phẫu thuật cắt bỏ khối u, phẫu thuật u nang buồng trứng, phẫu thuật tử cung... có thể gây tổn thương niệu đạo.
Nam giới bị bệnh Peyronie: Đây là bệnh gây xơ hóa dương vật, có thể ảnh hưởng đến niệu đạo.
6. Chi phí điều trị hẹp niệu đạo
Chi phí điều trị hẹp niệu đạo có thể thay đổi tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Hẹp niệu đạo nhẹ thường có chi phí thấp hơn so với trường hợp hẹp nặng, cần phẫu thuật. Với phương pháp điều trị nội soi giãn niệu đạo thường có chi phí thấp hơn so với phẫu thuật. Chi phí sẽ cao hơn nếu cần sử dụng các kỹ thuật phẫu thuật tiên tiến.

 
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)
THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14