Nhiều người nghĩ rằng đây là căn bệnh chỉ gặp khi về già, tuy nhiên thực tế cho thấy các tế bào thần kinh đã có thể bắt đầu thoái hóa ngay từ độ tuổi đôi mươi.
Phát hiện sớm dấu hiệu suy giảm trí nhớ
Hội chứng suy giảm trí nhớ có thể biểu hiện bằng những dấu hiệu khác nhau, tùy thuộc vào mức độ và nguyên nhân gây bệnh. Dưới đây là một số dấu hiệu thường gặp:
- Nói trước quên sau, hay quên vị trí để đồ đạc hoặc thường xuyên lặp lại một nội dung câu chuyện (không nhớ đã từng nhắc trước đó).
- Khó ghi nhớ một thông tin, sự kiện, bài học mới.
- Thiếu tập trung, lơ đãng trong công việc và học tập.
- Thường xuyên thấy mệt mỏi, căng thẳng, stress, tâm trạng thay đổi thất thường, khó kiểm soát được hành vi.
- Gặp khó khăn trong việc lập kế hoạch, giải các câu đố hoặc phép tính liên quan đến con số.
- Lú lẫn khi nhận thức về các mốc thời gian, các mùa hoặc vị trí mình đang ở.
- Giảm khả năng phán đoán và ra quyết định.
Nguyên nhân gây suy giảm trí nhớ
Do thiểu năng tuần hoàn não
Suy giảm trí nhớ có thể là hệ lụy của bệnh lý thiểu năng tuần hoàn não. Khi não không nhận đủ lượng máu cần thiết, dẫn đến thiếu hụt oxy và dưỡng chất để nuôi dưỡng các tế bào thần kinh. Khi thiếu oxy, các tế bào này không thể hoạt động hiệu quả, làm suy giảm khả năng xử lý thông tin và ghi nhớ.
Do sự thoái hóa của các tế bào thần kinh
Não bộ có khoảng 100 tỷ tế bào thần kinh và liên kết với nhau bởi 1000 tỷ khớp thần kinh (synap). Thế nhưng, sau tuổi 25, có khoảng 3.000 tế bào thần kinh bị chết đi mỗi ngày mà không có sự sinh sản thêm. Do vậy, càng lớn tuổi, trí nhớ càng giảm sút.
Do sự tăng sinh các gốc tự do
Gốc tự do được sinh ra liên tục trong quá trình chuyển hóa của cơ thể hoặc hình thành dưới tác động của các yếu tố bên ngoài như: stress, hóa chất độc hại, môi trường ô nhiễm, rượu bia, thuốc lá,… Khi các gốc tự do tăng sinh quá mức sẽ tấn công, phá hủy các cấu trúc tế bào trong cơ thể, nhất não bộ, gây nên các bệnh lý mạch máu não và thoái hóa thần kinh như suy giảm trí nhớ, sa sút trí tuệ, Alzheimer, Parkinson.
Do rối loạn giấc ngủ
Việc thiếu ngủ, mất ngủ thường xuyên, ngủ không ngon giấc khiến cho quá trình này bị gián đoạn, gây ra tình trạng mất trí nhớ ngắn hạn, hay quên.
Thiếu hụt dinh dưỡng
Chế độ ăn chưa đầy đủ hoặc không cung cấp đủ chất dinh dưỡng cũng có thể gây suy giảm trí nhớ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng thiếu hụt vitamin B, đặc biệt là B12, có thể dẫn đến suy giảm trí nhớ.
Sử dụng chất kích thích
Lạm dụng chất kích thích có trong thuốc lá, rượu hoặc ma túy có thể là nguyên nhân suy giảm trí nhớ. Các chất kích thích này có thể gây hại cho não bộ và làm giảm khả năng ghi nhớ. Hơn nữa, chất kích thích cũng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến trí nhớ, điển hình như Alzheimer.
Do một số bệnh lý
Các căn bệnh liên quan đến cơ xương khớp, tim mạch, tuần hoàn như thoái hóa cột sống cổ, thiếu máu não,… khiến cho lượng máu cần thiết để sự nuôi dưỡng não bộ không được đảm bảo. Điều này càng làm gia tăng sự thoái hóa của các tế bào thần kinh trong não bộ, gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới trí nhớ.
Biện pháp tăng cường trí nhớ hiệu quả
Theo thời gian, các chức năng của cơ thể dần lão hóa và suy giảm chức năng do qua quá trình lão hoá tự nhiên. Mỗi ngày, cơ thể mất khoảng hơn 50 nghìn tế bào não và con số này sẽ tăng thêm và kéo theo tình trạng suy giảm trí nhớ và khả năng nhận thức khi chúng ta qua 50 tuổi.
Đây là vốn là một cơ chế tự nhiên nhưng việc lão hóa này, đối với một số đối tượng tình trạng nay diễn ra nhanh hơn gây suy giảm trí nhớ, hay quên, kém tập trung,gây ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống của chúng ta. Để hạn chế và đẩy lùi tình trạng này, mọi người có thể áp dụng các biện pháp tăng cường trí nhớ để “rèn luyện” não bộ phát triển, chống lại các yếu tố gây suy giảm trí nhớ.
Biện pháp tăng cường trí nhớ – Điều chỉnh thực đơn lành mạnh
Não bộ tuy là một cơ quan nhỏ nhưng có vai trò cực kỳ quan trọng trong quá trình sống của con người, mỗi ngày não bộ chúng ta cần khoảng 20-25% lượng calo của cơ thể làm nhiên liệu để hoạt động ổn định. Mặc dù sử dụng lượng lớn calo để duy trì chức năng của não bộ nhưng hệ thống chống lại gốc tự do của não bộ khá yếu, dẫn đến não nhạy cảm và dễ bị tổn thương bởi tác động của gốc tự do.
Biện pháp tăng cường trí nhớ – Điều chỉnh thực đơn lành mạnh
Xây dựng một thực đơn lành mạnh kết hợp đầy đủ các yếu tố dinh dưỡng cần thiết cho não là biện pháp tăng cường trí nhớ mà ai cũng có thể áp dụng được ngay. Bạn cần điểm qua và ghi nhớ các nhóm thực phẩm chứa các vitamin và khoáng chất tốt cho sự phát triển của não, giàu chất chống oxy hóa để ngăn chặn gốc tự do gây hại lên các tế bào não.
Nếu mọi người cần đang thắc mắc “ăn gì tăng cường trí nhớ” hay “các thực phẩm tăng cường trí nhớ hiệu quả”, có thể tham khảo một số thực phẩm tốt cho não bộ giúp tăng cường trí nhớ dưới đây:
- Bông cải xanh: Chứa hàm lượng chất oxy hóa dồi dào, làm giảm quá trình lão hóa não. Đồng thời, vitamin K trong bông cải tham gia vào cấu tạo nên một loại chất béo trong tế bào não.
- Cá béo: Các loại cá béo, đặc biệt là cá hồi chứa nhiều axit béo Omega-3 giúp hỗ trợ duy trì chức năng não bộ, làm chậm quá trình lão hóa của các tế bào thần kinh và giảm nguy cơ mắc bệnh Alzheimer khi về già.
- Trứng: Nguồn Choline dồi dào trong trứng sẽ giúp phát triển trí tuệ, hỗ trợ trí nhớ và tăng cường nhận thức ở não người. Ngoài ra, sử dụng trứng trong thực đơn ở mức độ phù hợp (3 lòng đỏ trứng trên một tuần) sẽ giúp giảm khả năng mắc các bệnh suy giảm nhận thức sau này.
Biện pháp tăng cường trí nhớ – Điều chỉnh thực đơn lành mạnh
- Việt quất: Không chỉ là một loại quả tuyệt vời có chức năng tuyệt vời trong làm đẹp và chống lão hóa, việt quất còn được biết đến như một loại quả mang đến những lợi ích thần kỳ cho não bộ. Chất chống oxy hóa anthocyanins có trong việt quất giúp bảo vệ não chống lại các tác động của gốc tự do, cải thiện và tăng cường mạch máu não hiệu quả.
- Socola đen: Bên trong thành phần socola đen có chứa flavonoid và caffeine cải thiện trí nhớ, kích thích sự phát triển của não bộ. Ngoài ra, ăn socola đen giúp cải thiện và điều chỉnh tâm trạng, giảm căng thẳng, tạo sự hưng phấn và sáng tạo trong công việc.
- Mật ong: Canxi có trong mật ong tốt cho hoạt động chuyển hóa của não bộ, làm chậm quá trình oxy hóa các tế bào não bộ, cải thiện não bộ. Sử dụng mật ong hợp lý là biện pháp tăng cường trí nhớ hiệu quả.
Biện pháp tăng cường trí nhớ – Điều chỉnh thực đơn lành mạnh
- Các thực phẩm giàu kẽm: Chế biến các món ăn từ thực phẩm giàu kẽm như hàu, cá, hải sản là biện pháp tăng cường trí nhớ tự nhiên mà bạn nên áp dụng. Não bộ có thành phần lớn là kẽm, bổ sung các thực phẩm dồi dào kẽm có thể hỗ trợ phát triển não bộ và cải thiện sức khỏe não bộ, đẩy nhanh hồi phục sau chấn thương, bệnh lý.
- Các loại rau màu xanh lá: vitamin K, folate, beta-carotene và lutein có trong các loại rau màu xanh lá giúp cải thiện hoạt động não bộ và tăng cường trí nhớ, đồng thời còn là nguồn dưỡng chất cho các hoạt động khác của các cơ quan khác trong cơ thể.
- Một số loại thực phẩm khác giúp bạn tăng cường trí nhớ: Trái cây tươi nhiều vitamin, nghệ, các loại hạt tăng cường trí nhớ như hạnh nhân, hạt óc chó, hạt bí, trà xanh, dầu oliu, bắp, hạt chia,…
Biện pháp tăng cường trí nhớ – Điều chỉnh thực đơn lành mạnh
Biện pháp tăng cường trí nhớ hiệu quả – Luyện tập thể thao
Không chỉ giúp tăng cường sức khỏe thể chất, hoạt động thể chất hợp lý đều đặn có thể kích thích phát triển thể tích khu vực não có chức năng kiểm soát suy nghĩ và trí nhớ. Hoạt động thể chất như vận động, tập luyện thể dục thể thao kích thích quá trình trao đổi chất và bơm máu đi khắp cơ thể, cải thiện tuần hoàn máu não, tăng lượng oxy và dưỡng chất lên não bộ giúp não bộ phát triển, góp phần tăng cường trí nhớ.
Biện pháp tăng cường trí nhớ hiệu quả – Luyện tập thể thao
Không nhất thiết phải tập luyện các bài thể dục nặng, tần suất lớn mới là biện pháp tăng cường trí nhớ hiệu quả. Bạn có thể áp dụng các bài thể dục, vận động nhẹ nhàng phù hợp với thể trạng của mình như đi bộ, chạy bộ, thể dục nhịp điệu, bài tập aerobic. Tuy nhiên để có hiệu quả đối với việc cải thiện sức khỏe não bộ, tăng cường trí nhớ và sự tập trung, bạn cần áp dụng kiên trì ít nhất 6 tháng hoặc áp dụng thành thói quen lâu dài để tăng cường sức khỏe tổng thể nói chung.
Phạm Hường