Những cơn đau do sỏi mật có thể xảy ra đột ngột bất kỳ lúc nào. Bên cạnh cần thăm khám điều trị theo chỉ định, việc áp dụng một số cách sau để đỡ đau, hỗ trợ giảm nguy cơ hình thành sỏi mật, hỗ trợ bài sỏi mật.
Vị trí các cơn đau do sỏi mật
Các cơn đau do sỏi mật thường xuất hiện ở vùng hạ sườn phải (khu vực góc phần tư phía trên bên phải của bụng) của người bệnh. Nhiều trường hợp các cơn đau có thể lan rộng đến vùng thượng vị (vùng bụng giữa hai xương sườn, trên rốn và dưới xương ức), lên vai phải, bả vai hoặc lan ra phía sau lưng.
Người bệnh sỏi mật thường sẽ bị đau sau các bữa ăn nhiều dầu mỡ hoặc vào ban đêm 10-12 giờ. Một số người bệnh chỉ bị đau âm ỉ hay cảm giác nặng nề khó chịu ở vùng hạ sườn phải. Nhưng cũng có người đau dữ dội, quặn mật, quặn gan, đau đến mức không dám thở mạnh, phải ôm lấy vùng hạ sườn phải lăn lộn trên giường.
Tùy theo số lượng sỏi, vị trí sỏi, tính chất sỏi (sỏi viên hay sỏi bùn), đặc điểm đau sỏi mật cũng khác nhau. Ví dụ bị sỏi túi mật thường chỉ đau âm ỉ, nếu đau dữ dội khả năng là đã bị biến chứng viêm túi mật. Trong khi sỏi đường mật, đặc biệt là sỏi mật trong gan lại hay đau dữ dội kèm theo sốt, vàng da (tam chứng charcot).
Ngoài gây đau hạ sườn phải, sỏi mật còn có thể dẫn tới rối loạn tiêu hóa (kém ăn, chậm tiêu, bụng trướng hơi, sợ mỡ, táo bón, tiêu chảy…). Những dấu hiệu này cũng khiến nhiều người nhầm lẫn giữa đau dạ dày và sỏi mật, từ đó điều trị sai cách.
Đau sỏi mật có nguy hiểm không?
Đau do sỏi mật có nguy hiểm vì có thống kê cho thấy, đa phần khi xuất hiện các cơn đau do sỏi mật cũng là khi sỏi đã gây biến chứng. Lúc này, các cơn đau do sỏi mật thực chất chính là một trong những biểu hiện của biến chứng do sỏi gây ra.
Nếu không xử trí sớm, các biến chứng có thể tăng nặng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới chức năng gan mật và khiến bạn phải can thiệp cắt túi mật hoặc mổ gan lấy sỏi.
Các giải pháp giảm đau do sỏi mật
Khi có những cơn đau cấp tính, dữ dội, người bệnh cần thăm khám bác sĩ để được kê đơn thuốc giảm đau phù hợp. Tuy nhiên bạn cần lưu ý, những cơn đau do sỏi mật thường lặp đi lặp lại và có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì thế giảm đau tức thời là chưa đủ, người bệnh cần có những giải pháp dài hạn để giúp bào mòn sỏi mật, ngăn ngừa sỏi gây biến chứng. Cụ thể, bạn nên:
Duy trì lối sinh hoạt lành mạnh
- Tăng cường rau xanh, hoa quả giàu vitamin C, chất xơ; thịt trắng như thịt gia cầm, cá, các chất béo tốt từ quả bơ, dầu thực vật trong chế độ ăn.
- Ăn chín, uống sôi và tẩy giun định kỳ để hạn chế nguy cơ viêm đường mật.
- Nên hạn chế: Thực phẩm nhiều cholesterol, chất béo như phủ tạng động vật, thịt đỏ, đồ ăn chiên rán; Đậu nành vì có chứa estrogen có thể gây kích thích co thắt túi mật; Ngũ cốc tinh chế.
- Tập thể dục 30 phút mỗi ngày.
- Uống đủ nước và không nhịn ăn sáng.
Sử dụng thảo dược hỗ trợ bài sỏi mật
Nhiều nghiên cứu cho thấy 8 vị thảo dược quý Uất kim, Chi tử, Sài hồ, Hoàng bá, Kim tiền thảo, Nhân trần, Diệp hạ châu, Chỉ xác giúp hỗ trợ tăng bài tiết và lưu thông dịch mật, hỗ trợ bài sỏi mật và phòng ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật. Trong đó:
- Diệp hạ châu, Nhân trần, Chỉ xác: Giúp hỗ trợ tăng cường chức năng gan, hỗ trợ giảm triệu chứng bệnh sỏi mật.
- Uất kim, Chi tử, Kim tiền thảo: Hỗ trợ tăng tiết dịch mật, hỗ trợ tăng lưu thông đường dịch mật.
- Sài hồ, Hoàng bá: Giúp kháng khuẩn, hỗ trợ kháng viêm, hỗ trợ phòng ngừa sỏi mật gây biến chứng nguy hiểm.
Nhờ đó, bổ sung 8 thảo dược này sẽ giúp hỗ trợ giảm các nguy cơ do sỏi mật gây ra.
Tại Việt Nam, bạn có thể tìm thấy 8 thảo dược này trong viên uống TPBVSK Kim Đởm Khang. Đây là giải pháp hữu hiệu cho người bệnh sỏi mật, được đánh giá cao về hiệu quả hỗ trợ làm mềm sạn sỏi và bài sỏi mật, giúp hỗ trợ giảm nguy cơ sỏi đường mật.
Đặc biệt, Kim Đởm Khang còn có nghiên cứu chứng minh tại Bệnh viện Quân y 103 với nhiều công dụng khả quan cho người bệnh sỏi mật.
Với gần 15 năm phát triển, sản phẩm Kim Đởm Khang - Dùng cho người sỏi mật đã được phân phối một cách rộng rãi trên khắp cả nước, từ nhà thuốc cho đến các đại lý, sàn thương mại điện tử. Do đó người bệnh sỏi mật có thể yên tâm sử dụng sản phẩm.
Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)