image banner
Những thuốc nào dùng trong điều trị hội chứng sốc nhiễm độc?
Lượt xem: 22
Hội chứng sốc nhiễm độc tuy không phổ biến nhưng nếu mắc phải, bệnh tiến triển nhanh và có thể gây biến chứng rất nặng nề. Do đó cần biết nguyên nhân gây bệnh từ đó có biện pháp điều trị kịp thời...

Trong âm đạo của phụ nữ cũng thường có các vi khuẩn này. Ở điều kiện sinh lý bình thường, các vi khuẩn thường cân bằng và không gây hại, nhưng khi có điều kiện thích hợp, vi khuẩn bất lợi sẽ phát triển nhanh chóng gây mất cân bằng hệ vi khuẩn ở âm đạo và giải phóng độc tố. Các độc tố này theo đường máu và gây hội chứng sốc nhiễm độc.

Đây là tình trạng nhiễm khuẩn hiếm gặp, nhưng các triệu chứng thường rất đột ngột, làm suy yếu nhanh chóng các cơ quan trong cơ thể, thậm chí đe dọa đến tính mạng người bệnh.
Anh-tin-bai
Khi vi khuẩn gây bệnh phát triển quá mức sẽ giải phóng độc tố và gây sốc nhiễm độc.

1. Dấu hiệu sốc nhiễm độc

Mặc dù hội chứng này hiếm gặp, nhưng là một bệnh lý nguy hiểm có những biến chứng đe dọa tính mạng người bệnh, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Do đó bệnh nhân cần nhận biết các dấu hiệu để đến viện càng sớm càng tốt.

Các dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Sưng, nóng, đỏ, đau, cơ thể mệt mỏi (các triệu chứng này thường xuất hiện sau khoảng 2 ngày bị nhiễm khuẩn).
  • Sốt cao, thường trên 39 độ C kèm theo rét run, đau đầu, nôn, tiêu chảy, đau cơ...
  • Bệnh nhân luôn thấy khát nước, tim đập nhanh, hạ huyết áp, lượng nước tiểu giảm.
  • Trên da xuất hiện các vết bầm tím, nổi mẩn đỏ như cháy nắng khắp cơ thể.
  • Sau 1-2 tuần xuất hiện triệu chứng, da có thể bị bong thành từng mảng. Các triệu chứng này thường xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân.

2. Biện pháp điều trị hội chứng sốc nhiễm độc

Về điều trị, bác sĩ sẽ dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh sử cùng các yếu tố nguy cơ sẽ chỉ định các phương pháp cận lâm sàng như:

  • Xét nghiệm máu, nước tiểu.
  • Cấy dịch âm đạo, cổ tử cung và phết họng.
  • Một số trường hợp, cần chỉ định chụp cắt lớp, chụp X- quang ngực, chọc dò tủy sống để đánh giá mức độ bệnh.

Các chẩn đoán lâm sàng và cận lâm sàng giúp bác sĩ đánh giá được tình trạng bệnh, vi khuẩn gây bệnh, đáp ứng thuốc... để lựa chọn phác đồ thích hợp nhất.

Phác đồ điều trị sốc nhiễm khuẩn bao gồm:

- Sử dụng kháng sinh phổ rộng trước khi xác định nguyên nhân.
- Sử dụng kháng sinh đặc trị đối với vi khuẩn gây bệnh: Nếu do tụ cầu vàng, đầu tiên có thể chỉ định clindamycin hay oxaxillin tiêm tĩnh mạch. Hoặc kháng sinh thay thế như cephalosporin thế hệ 1 hoặc vancomycin nếu nghi ngờ tụ cầu vàng kháng methicillin.

- Nếu do liên cầu khuẩn, có thể chỉ định kháng sinh clindamycin kết hợp với beta-lactam

- Dùng thuốc hạ sốt paracetamol, truyền dịch để điều trị mất nước.

- Chỉ định các thuốc để ổn định huyết áp trong trường hợp huyết áp thấp.

- Nếu bị suy hô hấp, bệnh nhân sẽ được chỉ định thở oxy và thông khí cơ học.

Do độc tố từ vi khuẩn tụ cầu vàng và liên cầu Streptococcus có thể gây hạ huyết áp kèm suy thận. Nếu bệnh nhân gặp phải tình trạng này cần được chỉ định chạy thận.

3. Lưu ý khi dùng thuốc ở người sốc nhiễm độc

Do bệnh có nguy cơ tái phát và rất khó điều trị nếu vi khuẩn kháng thuốc, bệnh nhân cần lưu ý những điều sau:

- Sau khi bệnh đã được điều trị qua đoạn nguy hiểm, các triệu chứng được kiểm soát, bệnh nhân vẫn phải duy trì sử dụng các thuốc được bác sĩ kê đơn để ngăn ngừa bệnh tái phát.

- Tái khám đúng lịch hẹn của bác sĩ hoặc khi có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào sau khi được ra viện.

- Cần phải có chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi phù hợp để nâng cao hệ miễn dịch.

- Thực hiện các bài tập vận động, tập luyện từ từ nâng cao thể trang và trở về cuộc sống bình thường.
 

Thu Hiền (theo báo SK&ĐS)

THÔNG BÁO
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement
image advertisement

CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ SỞ Y TẾ NGHỆ AN
Chịu trách nhiệm chính: Giám đốc Sở Y tế Nghệ An
Địa chỉ: Số 18 - Đường Trường Thi - Tp.Vinh - Nghệ An
Điện thoại: (0238) 3844 791 - Fax: 038 3 844 791 - Email:yt@nghean.gov.vn
Đường dây nóng: 0966.64.14.14